Câu lạc bộ TDTT trường học là gì

Với hình thức và nội dung hoạt động đa dạng, phù hợp với mọi lứa tuổi, các đội, nhóm, câu lạc bộ (CLB) thể dục - thể thao (TDTT) tại các địa phương trong tỉnh đã và đang thu hút được đông đảo người dân tham gia, thúc đẩy phong trào TDTT quần chúng phát triển.

Câu lạc bộ TDTT trường học là gì

CLB Vovinam trên địa bàn huyện Phụng Hiệp thu hút khá nhiều người tập luyện.

Trước xu thế phát triển mới của phong trào TDTT và nhu cầu ngày càng cao của người dân, các huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh đã chú trọng xây dựng và nhân rộng các CLB thể thao tại cơ sở. Cùng với việc hoàn thiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng, hiệu quả các thiết chế văn hóa, TDTT, từng địa phương đã chọn các môn thể thao thế mạnh, được người dân yêu thích và tham gia tập luyện, để xây dựng các CLB thể thao như: bóng đá, bóng chuyền, võ cổ truyền, dưỡng sinh... phù hợp cho nhiều đối tượng.

Có mặt tại khu vực sân của Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Phụng Hiệp vào buổi chiều, nhìn không khí luyện tập sôi nổi ở CLB Vovinam, mới thấy phong trào tập luyện võ cổ truyền trên địa bàn được rất nhiều người quan tâm. Anh Lê Thanh Tâm, huấn luyện viên CLB Vovinam tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Phụng Hiệp, tâm sự: “Trước đây, ở địa phương chỉ có một số ít người biết môn Vovinam và muốn tham gia luyện tập thôi. Thấy vậy, chúng tôi mới tập hợp những người có đam mê với môn võ cổ truyền này và thành lập CLB. Tính đến nay, trên địa bàn huyện hiện có 4 CLB Vovinam đang hoạt động thường xuyên, mỗi CLB có từ 25-70 người tham gia tập luyện”.

Xác định Vovinam sẽ là môn thế mạnh của địa phương, huyện Phụng Hiệp đã tập trung tạo điều kiện để các CLB Vovinam trên địa bàn phát triển. Các CLB này hiện không chỉ thu hút được những trẻ nhỏ từ 4-5 tuổi, mà còn có cả những người lớn khoảng 20 tuổi tham gia luyện tập. Trên cơ sở tự nguyện, những người tham gia vào CLB sẽ đóng góp 80.000 đồng/người/tháng và tập luyện vào các buổi chiều thứ hai, tư, sáu trong tuần.

Không chỉ nơi đô thị, ở các vùng nông thôn, vùng xa cũng nở rộ các CLB thể thao quần chúng. Dù mới thành lập và đi vào hoạt động hơn 1 năm, nhưng thời gian qua, CLB bóng chuyền ở thị trấn Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, đã trở thành sân chơi của nhiều người tại địa phương. Anh Huỳnh Thương, huấn luyện viên CLB bóng chuyền thị trấn Vĩnh Viễn, chia sẻ: “Khi mới thành lập CLB, mỗi thành viên đều xác định đây là mô hình hoạt động tự nguyện, là nơi tập hợp những người cùng chung sở thích với bóng chuyền. CLB duy trì hơn 10 thành viên, thường xuyên luyện tập vào chiều tối hàng ngày trên tinh thần tôn trọng, hợp tác cùng nhau vui khỏe”.

Nét mới trong phong trào TDTT ở các địa phương trong những năm trở lại đây, là sự ra đời của nhiều CLB như: võ thuật, cờ vua, dưỡng sinh, đá cầu, đẩy gậy, điền kinh… Các CLB được tổ chức theo hình thức tự nguyện, các thành viên chủ yếu là thanh, thiếu niên, học sinh, người lớn tuổi... Do vậy việc duy trì hoạt động thường xuyên các CLB đã giúp mọi người được tham gia sân chơi bổ ích, rèn luyện thể chất, thực hiện đam mê. Hiện để duy trì và khuyến khích phát triển CLB TDTT, các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đều có cơ chế tạo điều kiện về sân bãi cho các CLB luyện tập, thi đấu.

Anh Lê Thanh Tuấn, cán bộ phụ trách thể thao Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Châu Thành A, cho biết: “Để tiếp tục nhân rộng và phát triển các CLB thể thao, thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục có những cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển những CLB này ngay từ cơ sở. Trong đó, đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động các nguồn lực cho hoạt động và phong trào TDTT, đáp ứng nhu cầu của người dân. Huyện cũng sẽ cố gắng kêu gọi sự đồng hành của các nhà tài trợ để tổ chức các giải đấu thể thao trên địa bàn. Đồng thời chú trọng phát triển các CLB TDTT trong khối trường học, tạo sân chơi bổ ích, lành mạnh”.

Để “giữ lửa” cho hoạt động của các CLB thể thao, hàng năm, các huyện, thị, thành phố đã tổ chức được nhiều giải đấu thể thao cấp cơ sở. Các xã, phường, thị trấn cũng thường xuyên có các giải thể thao tổ chức dưới hình thức xã hội hóa, các hoạt động thể thao gắn với các lễ hội truyền thống của địa phương.

Đây là những sân chơi thiết thực để các CLB thể thao được giao lưu, thi đấu cọ xát, tạo sự hào hứng, sôi nổi cho phong trào TDTT của tỉnh.

Khoảng 900 câu lạc bộ thể dục thể thao đang hoạt động

Toàn tỉnh hiện có khoảng 900 CLB TDTT, tăng 131 CLB so với năm 2019. Trong đó, có 679 CLB thể thao cơ sở ở các khu dân cư; 221 CLB thể thao cơ sở ở các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Bài, ảnh: AN NHIÊN

Câu lạc bộ TDTT trường học là gì

 CLB Bóng chuyền hơi thôn Dĩnh Xuyên, xã Tân Dĩnh (Lạng Giang) luyện tập.

Những điểm sáng

Sau một thời gian gián đoạn, năm 2014, CLB Vật xã Ngọc Châu (Tân Yên) tái  lập. Là chủ nhiệm CLB, đô vật Dương Văn Sản đã quy tụ hàng trăm thanh, thiếu niên trong và ngoài xã tham gia. Gần hai năm qua, CLB đóng góp nhiều gương mặt xuất sắc giúp đội tuyển vật Tân Yên giành ngôi nhất toàn đoàn tại giải vô địch vật toàn tỉnh năm 2015. Lứa học trò của CLB trở thành trụ cột của vật học đường Tân Yên, dẫn đầu giải vật Hội khỏe Phù Đổng tỉnh 2014. 

Ông Nguyễn Huy Ngọc, Giám đốc Trung tâm Văn hóa-Thể thao huyện Tân Yên khẳng định: “CLB đã góp phần tạo động lực khôi phục, phát triển phong trào vật trong toàn huyện, mở ra sân chơi lành mạnh, bổ ích cho tuổi trẻ”.

Ở TP Bắc Giang, CLB Bóng đá Sức khỏe ra đời năm 2007, xuất phát từ một nhóm người yêu thích môn thể thao vua. Hiện nay, CLB duy trì hơn 20 cầu thủ, chủ yếu ở lứa tuổi trung niên. Các thành viên tự nguyện đóng góp kinh phí tập luyện vào các buổi chiều, thường xuyên tổ chức thi đấu giao hữu với nhiều đội bóng khác. CLB có tổ chức chặt chẽ, các thành viên tham gia tích cực trên tinh thần tôn trọng, hợp tác. 

Các CLB trở thành nòng cốt trong phong trào thể thao ở mỗi địa phương. Điển hình như: Bóng bàn thị trấn Chũ (Lục Ngạn); võ thuật Lam Sơn, điền kinh xã Tiên Lục, cầu lông xã Tân Dĩnh (Lạng Giang); vật Ngọc Châu, bóng đá Nhã Nam (Tân Yên); võ thuật Hoàng Hoa Thám (Yên Thế)…

Cầu thủ Nguyễn Đức Chiến cho biết: “Kể từ khi tham gia CLB, tôi chơi bóng đều đặn hơn, tinh thần, thể lực được cải thiện”. Tiếp theo Bóng đá Sức khỏe, hàng loạt CLB bóng đá khác ở TP Bắc Giang hình thành, tạo không khí thi đấu, luyện tập sôi nổi.

Cũng tại TP Bắc Giang, năm 2003, CLB quần vợt Xương Giang hình thành, thu hút hàng chục tay vợt ở nhiều lứa tuổi. Tinh thần luyện tập nghiêm túc, chuyên nghiệp của các thành viên đã tạo nên sự tiến bộ vượt bậc. Tại các giải đấu quần vợt Lam Sơn, Cúp Đạm Hà Bắc, giải Phát Đạt…, đơn vị đều đứng trong tốp đầu, được giới chuyên môn đánh giá cao. 

Nở rộ phong trào

Theo ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch, hiện toàn tỉnh có 1.506 CLB, tập trung ở các môn: Cầu lông, thể dục dưỡng sinh, bóng chuyền, bóng đá, vật, võ... Các CLB có nội quy, quy chế và kinh phí hoạt động dưới sự quản lý nhà nước về TDTT của UBND xã, phường, thị trấn. 

Bên cạnh loại hình này, trên địa bàn tỉnh còn có hàng nghìn nhóm, đội  thể thao khác. Đây là tín hiệu tích cực đối với phong trào TDTT. Do có tổ chức nên phong trào ở từng môn có tính định hướng. Đặc biệt, từ sự nở rộ ấy, chất lượng các môn thể thao quần chúng có chuyển biến tích cực. Chẳng hạn như những môn: Bóng đá, vật, đá cầu, cầu lông, quần vợt, mỗi lần tổ chức giải cấp tỉnh đều thu hút số lượng lớn CLB thi đấu. 

Mặc dù có đóng góp cho sự lớn mạnh của phong trào nhưng các mô hình CLB thể thao vẫn có điểm hạn chế, nhất là về kinh phí, cơ sở vật chất luyện tập. Là tổ chức tự nguyện nên hoạt động của một số đơn vị thiếu tính bền vững. 

Chủ nhiệm CLB Vật xã Ngọc Châu - ông Dương Văn Sản bày tỏ: “Tôi mong chính quyền cơ sở dành quỹ đất phù hợp cho hoạt động TDTT, tạo điều kiện để các CLB huy động nguồn xã hội hóa xây dựng sân bãi luyện tập; hỗ trợ một phần kinh phí để thi đấu giải cấp huyện, cấp tỉnh. Các đoàn thể, trường học nên quan tâm tuyên truyền để thanh, thiếu niên, học sinh tích cực tham gia hoạt động rèn luyện thân thể”.

Quốc Trường

Với việc nâng cao yêu cầu chất lượng giáo dục toàn diện cấp từ Tiểu học đến Trung học phổ thông, việc rèn luyện thân thể của học sinh thông qua các môn thể thao là một yêu cầu quan trọng nhằm trau dồi những kỹ năng cơ bản và cần thiết nhất để học sinh thành công.

Nhất là trong cuộc sống trong xã hội ngày nay, nhu cầu tiếp cận, giao lưu, rèn luyện thể chất của các em được đặt lên hàng đầu thì việc có kế hoạch thành lập câu lạc bộ thể thao là điều rất cần thiết. Vậy khi có mong muốn, kế hoạch thành lập câu lạc bộ thể thao cần lưu ý những gì, hãy đừng bỏ qua bài viết này nhé!

Kế hoạch thành lập câu lạc bộ thể thao là gì?

Thành lập câu lạc bộ thể thao là nơi tập hợp những bạn học sinh, sinh viên có cùng sở thích và nhu cầu với một mục đích nhất định.

Kế hoạch thành lập câu lạc bộ thể thao không chỉ là một hình thức tổ chức mà còn là một phương thức hoạt động, là một bộ phận quan trọng của tổ chức hội học sinh, sinh viên trong nhà nước. Tập trung cùng nhau tham gia một tổ chức sẽ giúp hỗ trợ giải quyết các vấn đề phức tạp, quan trọng trong học tập và cuộc sống hàng ngày, đáp ứng nhu cầu giao lưu, giải trí của các bạn học sinh, sinh viên.

Kế hoạch thành lập câu lạc bộ thể thao có mục đích, ý nghĩa gì?

Thành lập câu lạc bộ thể thao trong trường là nơi tổ chức các hoạt động thể thao đa dạng, phù hợp với nhu cầu và sở thích của sinh viên, tạo môi trường để thể hiện và phát triển những sinh viên có năng lực và tài năng. Ngoài định hướng giá trị mới tạo điều kiện cho sự trưởng thành về mọi mặt của học sinh.

Câu lạc bộ TDTT trường học là gì

Câu lạc bộ TDTT trường học là gì
Kế hoạch thành lập câu lạc bộ thể thao có mục đích gì ?

Kế hoạch thành lập câu lạc bộ thể thao trong trường góp phần tạo điều kiện để học sinh, sinh viên giao tiếp, ứng xử, rèn luyện sức khỏe, vui chơi giải trí, bày tỏ quan điểm, ý tưởng, nguyện vọng, hỗ trợ giải quyết những vấn đề khó khăn vướng mắc trong học tập, công việc và cuộc sống.

Thông qua các hoạt động của câu lạc bộ thể thao giúp tổ chức hội tập hợp, đoàn kết sinh viên, đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động hội nhóm, nâng cao nhận thức của học sinh về bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống, lý tưởng cách mạng và giáo dục truyền thống dân tộc thông qua các hoạt động bổ ích.

Quy trình xây dựng kế hoạch thành lập câu lạc bộ thể thao

Bước 1: Khảo sát tình hình và nắm bắt nhu cầu, nguyện vọng của học sinh, sinh viên

Xây dựng bảng câu hỏi theo hình thức trắc nghiệm, ngắn gọn và dễ hiểu dựa trên mục đích, nội dung dự kiến ​​của hoạt động câu lạc bộ và đặc điểm của từng đối tượng tham gia cho phù hợp.

Phát phiếu điều tra, thu thập phiếu bầu và tổng hợp dữ liệu.

Bước 2: Đảm bảo rằng việc xây dựng kế hoạch thành lập câu lạc bộ thể thao phù hợp với chủ trương và phương hướng hoạt động để đạt được tốt hơn các mục tiêu của hiệp hội. Theo hướng dẫn của Hội học sinh, sinh viên và nhà trường và các mục tiêu của hội đã được xây dựng.

Câu lạc bộ TDTT trường học là gì
Quy trình xây dựng kế hoạch thành lập câu lạc bộ thể thao

Bước 3: Đảm bảo đáp ứng các yêu cầu sau theo tình hình thực tế:

Dự kiến ​​người tham gia vào ban chủ nhiệm câu lạc bộ, chịu trách nhiệm trong ban chủ nhiệm câu lạc bộ và lực lượng tham gia trong câu lạc bộ.

Kinh phí dự trù dùng để duy trì hỗ trợ cho câu lạc bộ theo hoạt động, địa điểm, trường học và các tổ chức khác.

Bước 4: Chọn mô hình Câu lạc bộ phù hợp

Dựa trên kết quả điều tra nhu cầu và mong muốn của học sinh, sinh viên.

Căn cứ vào lợi thế và điều kiện thực tế.

Bước 5: Xây dựng kế hoạch thành lập Câu lạc bộ thể thao

Giải thích mục đích và ý nghĩa của kế hoạch thành lập Câu lạc bộ thể thao.

Nêu rõ các nội dung khi sinh hoạt câu lạc bộ thể thao.

Quản lý, điều hành CLB gồm những ai như Ban chủ nhiệm, phụ trách các ban…

Xây dựng nội quy sinh hoạt câu lạc bộ (nêu rõ chức năng nhiệm vụ của câu lạc bộ, quyền hạn của ban chủ nhiệm, từng thành viên ban và các thành viên trong câu lạc bộ).

Xây dựng nội quy, quy chế hoạt động của câu lạc bộ thể thao.

==>> Xem thêm : 

  • Nguyên tắc tập luyện thể dục thể thao
  • Lợi ích của việc chơi thể thao

Cơ cấu tổ chức Câu lạc bộ thể thao gồm những ai?

Ngoài quy trình, kế hoạch thành lập câu lạc bộ thể thao chúng ta cần biết rõ về cơ cấu tổ chức khi hoạt động câu lạc bộ thể thao để có tiền đề chuẩn bị tốt nhất cho mình.

Câu lạc bộ TDTT trường học là gì
Câu lạc bộ thể thao giúp rèn luyện sức khỏe, giao luu, kêt nối giữa các thành viên

Ban điều hành

Ban chủ nhiệm có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của câu lạc bộ. Ban chủ nhiệm sẽ chuẩn bị nội dung tổ chức, mua sắm các dụng cụ cần thiết, công khai, trang trí, đón tiếp và vận hành.

Nếu câu lạc bộ thể thao có hơn 50 thành viên, ban chủ nhiệm thường gồm 5-7 người, trong đó có 1 chủ nhiệm và 2 phó chủ nhiệm.

Chủ nhiệm câu lạc bộ phải là người có năng lực tổ chức, am hiểu hoạt động của câu lạc bộ, là người có uy tín trong câu lạc bộ, có thể điều hành công việc và kiểm soát mọi người thực hiện kế hoạch. câu lạc bộ. Thực tiễn hoạt động cho thấy chủ nhiệm câu lạc bộ nên là cán bộ Đoàn thanh niên hoặc cán bộ Hội trường đại học để đảm bảo sự lãnh đạo trực tiếp của câu lạc bộ.

Phó chủ nhiệm câu lạc bộ chịu trách nhiệm về nội dung phải là người năng động, có năng lực trong công tác chuyên môn của câu lạc bộ. Được thay đổi trưởng nhóm chịu trách nhiệm về câu lạc bộ khi cần thiết.

Phó chủ nhiệm phụ trách vật tư, hậu cần tài chính của CLB phải là người tháo vát, quán xuyến mọi việc để duy trì mọi hoạt động của CLB.

Ban chức năng khác

Ban truyền thông có nhiệm vụ quảng bá, giới thiệu về hình thức, nội dung sinh hoạt, hoạt động sắp tới của CLB.

Ban nội dung có nhiệm vụ xây dựng nội dung chi tiết của từng hoạt động và nội dung tổng thể của hoạt động câu lạc bộ.

Ban hậu cần có nhiệm vụ đảm bảo tổ chức thành công kinh phí, vật chất và các điều kiện cho hoạt động của Câu lạc bộ.

Ban đối ngoại có nhiệm vụ liên hệ với các trường, cơ sở, đơn vị, tổ chức xã hội… để huy động các nguồn lực, sự ủng hộ của các cá nhân, tập thể cho các hoạt động của CLB.

Hy vọng thông qua những thông tin chia sẻ trong bài viết các bạn đã có thể nắm rõ hơn khi có kế hoạch thành lập câu lạc bộ thể thao trong trường, lớp của mình. Nắm rõ những kiến thức này sẽ giúp các bạn có cái nhìn rõ ràng, rành mạch trong khâu chuẩn bị thành lập đội nhóm cho tổ chức mình mang lại một môi trường rèn luyện, học tập và giao lưu tốt nhất.

Câu lạc bộ TDTT trường học là gì