Chứng chỉ kế toán trưởng cần những hồ sơ gì năm 2024

Vị trí kế toán trưởng là mục tiêu sự nghiệp của hầu hết những người làm nghề kế toán. Vậy để trở thành kế toán trưởng thì bạn cần có những chứng chỉ nào? Trong bài viết sau đây, MISA MeInvoice sẽ giúp bạn tổng hợp 05 chứng chỉ kế toán trưởng. Các bạn hãy cùng theo dõi xem đó là những chứng chỉ nào nhé!

Chứng chỉ kế toán trưởng cần những hồ sơ gì năm 2024

Chứng chỉ kế toán trưởng là các chứng chỉ chứng nhận bạn đã hoàn thành khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán trưởng. Chứng chỉ kế toán trưởng do Bộ Tài chính cấp và quản lý trên phạm vì cả nước.

Chứng chỉ kế toán trưởng có thời hạn sử dụng trong vòng 5 năm kể từ ngày cấp. Sau thời hạn này nếu cần cấp lại chứng chỉ bạn cần học lại khóa bồi dưỡng kế toán trưởng.

Điều kiện để bạn được cấp chứng chỉ kế toán trưởng như sau:

– Thứ nhất: phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về tài chính, kế toán, kiểm toán từ trung cấp trở lên.

– Thứ hai: phải có kinh nghiệm tối thiểu 2 năm nếu bạn có bằng đại học hoặc tối thiểu 3 năm nếu bạn có bằng trung cấp, cao đẳng.

– Thứ ba: phải có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu (5/10 điểm trở lên).

Hiện tại, có khá nhiều địa chỉ tổ chức khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng. Tuy nhiên, không phải địa chỉ nào cũng cấp chứng nhận kế toán trưởng của Bộ Tài chính. Do đó, bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi đăng ký thi lấy chứng chỉ.

2. Vì sao bạn cần chứng chỉ kế toán trưởng?

Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ phận kế toán của doanh nghiệp. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 54 của Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ban hành ngày 20/11/2015 về tiêu chuẩn và điều kiện để trở thành kế toán trưởng, thì bạn bắt buộc phải có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng.

Vì vậy, khi đã có đủ kiến thức và kinh nghiệm cần thiết thì bạn nên tìm hiểu và thi lấy chứng chỉ kế toán trưởng để có đủ điều kiện đảm nhận vị trí này.

3. Top 5 loại chứng chỉ kế toán trưởng quan trọng hiện nay

3.1 Chứng chỉ CPA (Certified Public Accountant)

CPA là chứng chỉ phổ biến nhất mà những ai hành nghề kế toán – kiểm toán cần có để được công nhận bởi các viện kế kiểm toán trong nước và quốc tế. Chứng chỉ CPA xác nhận năng lực kế toán pháp y, quản lý rủi ro, cũng như đảm bảo tính chuyên nghiệp của kế toán viên

Chứng chỉ CPA được công nhận rộng rãi trong toàn ngành kế toán và ngày càng nhiều công ty yêu cầu chứng chỉ này cho các vị trí quản lý. Ngoài ra, với chứng chỉ này, bạn còn có thể đăng ký thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, văn phòng kế toán.

Điều kiện tham dự kỳ thi chứng chỉ CPA:

– Kế toán viên có bằng đại học chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán.

– Khi dự thi tại Việt Nam, kế toán viên cần có kinh nghiệm thực tế về tài chính từ 4-5 năm kể từ lúc tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học đến thời điểm đăng ký dự thi. Kỳ thi gồm 6 môn viết (180 phút / 1 môn) và 1 môn Ngoại ngữ (trình độ C) của 1 trong 5 ngoại ngữ thông dụng: Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức.

– Trong khi ở Mỹ, kế toán viên chỉ cần có một năm kinh nghiệm trước khi thi lấy giấy phép CPA bao gồm 4 cấp độ kiểm tra có thể được thực hiện theo thứ tự ngẫu nhiên. Bên cạnh đó, chứng chỉ CPA Úc cũng khá phổ biến mà các kế toán viên có thể tìm hiểu thêm và cân nhắc.

Doanh nghiệp, kế toán viên quan tâm phần mềm MISA meInvoice & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm với đầy đủ tính năng trong 7 ngày, vui lòng ĐĂNG KÝ tại đây:

Chứng chỉ kế toán trưởng là gì? Vì sao lại cần loại chứng chỉ này? Dưới bài viết này Safebooks xin chia sẻ đến Quý Anh/Chị các thông tin quan trọng về loại chứng chỉ này, mời mọi người cùng tham khảo nhé!

1. Chứng chỉ kế toán trưởng là gì?

Chứng chỉ kế toán trưởng được hiểu là một loại chứng chỉ công nhận quá trình của học viên đã hoàn thành khóa đào tạo kế toán trưởng. Cơ quan đứng ra cấp trực tiếp, cũng như quản lý chứng chỉ kế toán trưởng trên phạm vi cả nước là Bộ Tài chính.

Xem thêm: 5 Chứng Chỉ Kế Toán, Kiểm Toán Được Công Nhận Hiện Nay

2. Điều kiện học chứng chỉ

Ở chứng chỉ kế toán trưởng, học viên cần đáp ứng một số tiêu chí như: Cần có chuyên môn, nghiệp vụ về tài chính, kế toán và kiểm toán từ bậc trung cấp trở lên, cũng như đã bao gồm thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán. Cụ thể như sau:

  • \>2 năm: Bằng tốt nghiệp ĐH chuyên ngành tài chính, kế toán và kiểm toán.
  • \>3 năm: Bằng tốt nghiệp trung cấp hoặc CĐ chuyên ngành về tài chính, kế toán và kiểm toán. Đồng thời, học viên cần tham gia 2 lần bài kiểm tra giữa và cuối kỳ (5/10 điểm sẽ được cấp chứng chỉ);
  • Trường hợp học phần không đạt yêu cầu, học việc được thi lại 1 lần duy nhất;
  • Trường hợp đạt yêu cầu, học viên sẽ được cấp chứng chỉ kế toán trưởng theo mã số 012 (Chỉ dành cho Bộ Tài chính ban hành).

Ngoài ra, cần lưu ý một điều khi học chứng chỉ kế toán trưởng, cần tìm hiểu kĩ chứng chỉ được cấp có phải do Bộ Tài chính trực tiếp cấp không nhé!

3. Chứng chỉ có thời hạn không?

Căn cứ tại Khoản 4 và Khoản 5 Điều 9 thuộc TT số 199/2011/TT-BTC của BTC thời hạn của chứng chỉ kế toán trưởng được chia thành 2 trường hợp sau:

  • Trường hợp được bổ nhiệm lần đầu: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 53 của Luật Kế toán, chứng chỉ kế toán trưởng có hiệu lực trong vòng 5 năm kể từ ngày cấp. Khi đã quá thời hạn và muốn được cấp lại thì học viên cần phải học lại một khóa bồi dưỡng kế toán trưởng.
  • Trường hợp được bổ nhiệm 1 lần: Chứng chỉ này vẫn sẽ còn giá trị để tiếp tục bổ nhiệm từ lần 2 trở lên (Trừ khi trong khoảng thời gian không làm kế toán trưởng giữa 2 lần bổ nhiệm đã quá 5 năm).

4. Thời gian học mất bao lâu?

Theo quy định tại Điều 3 thuộc TT 199/2011/TT-BTC thời gian học đối với chứng chỉ kế toán trưởng được diễn ra tối đa không quá 6 tháng và cần đảm bảo đủ thời gian, cũng như học đầy đủ nội dung chương trình theo quy định.

Tuy nhiên đối với các trường hợp tổ chức các khóa học quá thời gian 6 tháng sẽ được xử phạt theo điểm b khoản 1 Điều 18 thuộc NĐ 41/2018/NĐ-CP như sau:

“Điều 18. Xử phạt hành vi vi phạm trong việc tổ chức bồi dưỡng và cấp Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng

1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau:

  1. Tổ chức lớp học bồi dưỡng kế toán trưởng với số lượng học viên/1 lớp không đúng quy định;
  1. Tổ chức khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng trong thời gian quá 6 tháng.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

  1. Tổ chức khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng khi chưa đăng ký với Bộ Tài chính hoặc đã đăng ký nhưng chưa được Bộ Tài chính chấp thuận;
  1. Không thông báo, báo cáo cho Bộ Tài chính nội dung liên quan đến khóa học theo quy định.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

  1. Không đảm bảo về nội dung, chương trình và thời gian học cho học viên theo quy định;
  1. Không lưu trữ đầy đủ hồ sơ liên quan đến khóa học theo quy định.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cơ sở đào tạo thực hiện một trong các hành vi sau:

  1. Mở khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng khi không đủ điều kiện;
  1. Mở khóa học bồi dưỡng kế toán trưởng cho người nước ngoài khi chưa được Bộ Tài chính chấp thuận;
  1. Quản lý phôi và cấp Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng của cơ sở đào tạo không đúng quy định của Bộ Tài chính.

5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với cơ sở đào tạo thực hiện cấp Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng cho học viên không đủ tiêu chuẩn, điều kiện.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b khoản 4, khoản 5 Điều này.”

5. Tầm quan trọng của chứng chỉ kế toán trưởng

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 54 của Luật Kế toán tại số 88/2015/QH13 tiêu chuẩn và điều kiện để trở thành một kế toán trưởng, bắt buộc cần phải có chứng chỉ kế toán trưởng.

Đồng thời kế toán trưởng có vai trò rất quan trọng khi là người đứng đầu trong một bộ máy kế toán của doanh nghiệp. Chính vì thế, một kế toán trưởng giỏi cần có kiến thức, kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm làm việc vững vàng mới có thể đứng vững trên vị trí này, cũng như điều hành tốt bộ máy kế toán.

6. Chứng chỉ kế toán trưởng có bao nhiêu loại?

Theo Điều 10 thuộc TT số 199/2011/TT-BTC của BTC chương trình bồi dưỡng kế toán trưởng được chia làm 2 hình thức, bao gồm:

a. Kế toán Nhà nước

Đây là chương trình bồi dưỡng cho các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp và tổ chức có hoặc không dùng đến ngân sách Nhà nước (Bao gồm cả đơn vị thu, chi ngân sách và đơn vị lực lượng vũ trang) thường được gọi là kế toán Nhà nước.

b. Kế toán doanh nghiệp

Là chương trình bồi dưỡng cho các DN thuộc bên kinh tế, hợp tác xã thường được gọi là kế toán doanh nghiệp.

7. Tổng kết

Trên đây là một số thông tin liên quan đến chứng chỉ kế toán trưởng mà Safebooks muốn chia sẻ đến Quý Anh/Chị. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp Quý Anh/Chị thu thập được nhiều thông tin bổ ích.