Có 1 website rồi thì như thế nào

Bạn đang tìm hiểu để làm 1 website bán hàng hoặc làm blog cá nhân? Vậy bạn đã biết 1 website nó hoạt động như nào, để lập 1 website cần những gì chưa?

Chắc là bạn vẫn còn đang mơ hồ lắm đúng không? Vậy nên bạn tìm đến bài viết này của mình là đúng rồi đó.

Có 1 website rồi thì như thế nào

Trong bài viết này mình sẽ chỉ cho bạn biết 1 website hoạt động như nào và bạn cần phải chuẩn bị những gì để có thể tạo được 1 website chạy trên môi trường internet.

Ở đây mình sẽ chỉ cho bạn theo cách mà mình hiểu nên mình sẽ loại bỏ những học thuật rườm ra để cho các bạn dễ dàng nắm bắt được hơn. Chúng ta bắt đầu nhé.

Nội dung bài viết

Để lập trang web hoạt động được trên internet cần phải có những gì?

Như bạn đã biết trong những bài viết trước trong series học WordPress cơ bản thì mình có hướng dẫn các bạn tạo localhost trên máy và cài đặt wordpress trên localhost bằng cách chạy đường dẫn dưới dạng 1 tên miền ảo.

Như vậy, dựa vào thông tin trên chúng ta có thể tạm hiểu rằng để 1 trang web hoạt động được thì chúng ta sẽ có 3 thành phần bao gồm: tên miền, hosting và source web. Ở dưới đây mình sẽ giải thích cho các bạn hiểu rõ về 3 thành phần cấu thành trang web.

Tên miền (domain) và vai trò của tên miền

Bạn có thể hiểu tên miền (domain) là 1 địa chỉ của trang web để bạn truy cập vào. Đơn giản bạn cứ nghĩ rằng tên miền giống như số nhà của nhà bạn vậy.

Tên miền thường sẽ có dạng ten-mien.com trong đó “ten-mien” ở đây là tên bạn chọn tùy ý thích để đặt tên cho website của mình.

Đặc biệt mỗi tên miền sẽ chỉ được cấp cho 1 chủ duy nhất nên ai mua trước sẽ được sở hữu trước. Còn phần .com là là đuôi tên miền hay còn gọi là phần mở rộng. Đuôi tên miền có nhiều dạng như .com, .net, .vn,….

Tên miền chỉ hoạt động được khi bạn mua nó và được kích hoạt bởi nhà cung cấp. Sau đó bạn phải trỏ tên miền về địa chỉ IP của hosting để có thể truy cập vào các dữ liệu của web ở trên hosting.

Xem thêm: Tên miền là gì? Hướng dẫn mua tên miền cho người mới

Hosting và vai trò của host

Hosting là nơi lưu trữ dữ liệu của web, nó được chia ra từ 1 máy chủ vật lý được gọi là share host.

Bạn có thể hiểu hosting nó giống như 1 mảnh đất để bạn xây nhà và ngôi nhà đó sẽ có số nhà (tên miền) để bạn dễ dàng tìm đến.

Mỗi 1 hosting được gán 1 địa chỉ IP và được phân cấp thư mục giống như localhost. Giả sử mình có 1 hosting với địa chỉ IP là 123.45.67.89 và mình cài đặt web WordPress nằm trong thư mục gốc có đường dẫn là 123.45.67.89/blogcongdong.

Khi bạn truy cập trên trình duyệt vào địa chỉ 123.45.67.89/blogcongdong bạn có thể xem được trang web. Nhưng để cho ngắn gọn và dễ nhớ thì chúng ta sẽ sử dụng tên miền để trỏ về địa chỉ IP của host.

Để rõ hơn về hosting và cách để bạn lựa chọn hosting để chạy website WordPress bạn hãy xem thêm bài viết Hosting là gì? Nên chọn host nào chạy WordPress tốt nhất?

Source web và vai trò của source web

Như đã nói ở trên, source web nó như ngôi nhà của bạn vậy, source web được thiết kế với bố cục đẹp nó cũng giống như 1 ngôi nhà được thiết kế đẹp vậy. Website nó nội dung gì, có cấu trúc như thế nào nó sẽ phụ thuộc vào source web của bạn.

Ở đây source web được tạo nên nhờ WordPress. Vậy nên bạn cần học cách để cài đặt và sử dụng WordPress. Và những bài viết trước đây mình đã giúp bạn tự học Wordprees cơ bản rồi đó.

Lời kết

Như vậy qua bài viết này thì các bạn đã biết được để tạo 1 website phải cần có những gì rồi đó. Nó chỉ có 3 thành phần cơ bản đó là tên miền, hosting và code web.

Trong bài viết sau mình sẽ giải thích chi tiết hơn để các bạn biết cách chọn tên miền, hosting cho phù hợp để chạy web WordPress nhé.

Website là một tập hợp các trang web con, bao gồm văn bản, hình ảnh, video, flash v.v.. WEBSITE chỉ nằm trong một tên miền hoặc tên miền phụ lưu trữ trên các máy chủ chạy online trên đường truyền World Wide của Internet. Website được phát minh và đưa vào sử dụng vào khoảng năm 1990, 1991 bởi viện sĩ Viện Hàn lâm Anh Tim Berners-Lee và Robert Cailliau (Bỉ) tại CERN, Geneva, Switzerland.

Còn bên lập trình có thể định nghĩa đơn giản như thế này:

Một trang web là tập tin HTML hoặc XHTML có thể truy nhập dùng giao thức HTTP hoặc HTTPS. WEBSITE có thể được xây dựng từ các tệp tin HTML (trang mạng tĩnh) hoặc vận hành bằng các CMS chạy trên máy chủ (trang mạng động). WEBSITE có thể được xây dựng bằng nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau (PHP,.NET, Java, Ruby on Rails...).

Tại sao cần thiết kế website?

Tính đến nay có rất nhiều website đã được xây dựng vô cùng đa dạng về nội dung với mục đích sử dụng. Nhưng cốt lõi việc tạo ra các website cũng phục vụ cho nhu cầu của con người mà thôi.

  • Website là một mạng xã hội: Facebook, Twitter, ...
  • Website là một kênh giới thiệu sản phẩm: Samsung
  • Website là một kênh thương mại điện từ, bán hàng online: Tiki, Shopee, ...
  • Website là một kênh chia sẻ kiến thức: Viblo, Medium, ...
  • Webite là kênh chia sẻ tâm tư tình cảm, riêng tư
  • ......

Những việc cần làm để thiết kế một website

Phân tích, xây dựng ý tưởng

Hiện tại đa phần các dự án xây dựng website người ta thường phân tích và thiết kế hệ thống hướng đối tượng. Nếu các bạn đang học ở các trường cao đẳng, đại học chuyên ngành công nghệ thông tin chắc rằng đã được học rất chắc các kiến thức này rồi đúng không.

Chọn lựa ý tưởng cho trang web:

Khi đọc đến đây, hãy chắc rằng các bạn đã đọc qua nội dung phần Tại sao cần thiết kế website? ở phía trên. Và các bạn đã hiểu tại sao mình cần thiết kế một trang web và trang web mà bạn sắp xây dựng sắp tới nhằm mục đích gì rồi. Mình lấy ví dụ một ý tưởng như thế này:

"Mình là một người hay mua hàng online và đặc biệt hay vào trang Tiki để mua sản phẩm, mình muốn xây dựng 1 trang web thương mại điện tử bán hàng để đánh bật Tiki và đưa trang web vươn tầm thế giới như Amazon và Alibaba =))"

Vậy là ý tưởng của bạn sẽ là thiết kế một trang web thương mại điện từ bán hàng online. Việc làm tiếp theo của bạn chính là phân tích và thiết kế hệ thống. Hãy tận dụng những kiến thức được học ở giảng đường và bắt tay vào làm đi nào =)).

Sau khi đã xác định được ý tưởng về website trang web như ở trên, việc tiếp theo của bạn là đi phân tích và thiết kế hệ thống cho website của mình.

Phân tích hệ thống hướng đối tượng:

  • Thiết lập một cách tổng quan rõ ràng về hệ thống và các mục đích chính của hệ thống cần xây dựng.
  • Liệt kê các nhiệm vụ mà hệ thống cần thực hiện.
  • Đưa ra các bài toán và giải quyết bài toán

Các công việc mà bạn cần làm là ba bước sau:

1. Xây dựng biểu đồ UseCase

  • Liệt kê các Actor: được dùng để chỉ người sử dụng hoặc một đối tượng nào đó bên ngoài tương tác với hệ thống chúng ta đang xem xét.
  • Liệt kê các Use Case: là chức năng mà các Actor sẽ sử dụng.
  • Tìm các mối quan hệ (Relationship) giữa Actor và Use Case
  • Xây dựng Use Case Diagram:
    Có 1 website rồi thì như thế nào
    .
  • Nhược điểm : Mỗi lần deploy đều phải ssh vào server và pull code mới về. Không có và lưu lại version deploy.

2. Deploy bằng rockerteer:

  • Ưu điểm : Tự động hóa các quá trình deploy lặp đi lặp lại. Đồng bộ hóa tiến trình deploy. Giảm tải sự sai sót trong quá trình deploy. Dễ dàng kiểm tra version release và rollback khi có lỗi.
  • Nhược điểm: Do Rocketeer chỉ mới hỗ trợ deploy với branch nên khi release sản phẩm, ta cần tạo một branch mới theo version release đó. Kiểm soát version release theo branch. Tốc độ deploy phụ thuộc vào project của bạn có sử dụng nhiều ứng dụng phụ thuộc hay không (composer, npm module, bower, submodule, etc).

3. Deploy bằng deployer:

  • Ưu điểm : Triển khai nhanh Deployer có source code rõ ràng, ngắn gọn súc tích và được kiểm thử rất cẩn thận kỹ lưỡng. Mã nguồn được theo dõi bởi nhiều công cụ quản lý chất lượng. Mỗi pull request cũng được check bới các test tool. Khả năng rollback. Các task có thể chạy đồng thời. Deployer giữ sự nhất quán giữa các máy chủ, ngay cả trong chế độ song song! Nếu một tác vụ không thành công, các tác vụ tiếp theo sẽ không được thực hiện trên tất cả các máy chủ.

  • Nhược điểm : Deploy theo từng branch nên phải quản lý phiên bản release theo branch Tốc độ deploy phụ thuộc vào project của bạn có sử dụng nhiều ứng dụng phụ thuộc hay không (composer, npm module, bower, submodule, etc).

4. Deploy bằng docker:

  • Ưu điểm : Không cần cài môi trường Deploy khá tiện bằng một vài câu lệnh Build dự án thành các image và dễ dàng scale up

  • Nhược điểm : Có kiến thức về docker và server Phù hợp trong dự án sử dụng microservices

Tối ưu seo, công cụ tìm kiếm google

Tối ưu seo

Có 1 website rồi thì như thế nào

  • Thêm đầy đủ phần meta trong header của website: og:title, og:description, og:image, ...
  • Tối ưu hóa hình ảnh: Kích thước, tên hình ảnh, ALT…
  • Trang thông báo lỗi 404 thân thiện Và đương nhiên rồi, title và content của trang cũng nên được viết hiệu quả cho seo.

Tối ưu công cụ tìm kiếm

Bạn cần tạo một sitemap cho trang web để google có thể crawl các page của bạn liên tục

<url> <loc>http://www.example.com/mypage </loc> <lastmod>2013-10-10 </lastmod> <changefreq>monthly </changefreq> <priority>1 </priority> </url>

Chạy quảng cáo

Để trang web của bạn đến với nhiều người dùng hơn, bạn có thể liên tục chia sẻ lên google, các trang mạng xã hội, các hội nhóm, .. Tuy nhiên để việc quảng cáo được hiệu quả thì bạn sẽ phải bỏ ra một số tiền đáng kể đó.

Kiếm lợi nhuận, mở công ty, lên sàn chứng khoán =))

Sau các bước ở trên, trang web thương mại điện tử của bạn đã có hàng triệu, hàng tỷ users, việc còn lại của bạn là ngồi đếm doanh thu =)). Tiếp đến bạn có thể mở công ty để phát triển thêm các business và đưa công ty lên sàn chứng khoán chẳng hạn.