Con ngoài giá thú nghĩa là gì năm 2024

Theo Điều 90 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, con có quyền nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết. Con đã thành niên nhận cha không cần phải có sự đồng ý của mẹ; nhận mẹ không cần phải có sự đồng ý của cha.

Như vậy, Luật Hôn nhân và gia đình quy định mọi đứa trẻ đều có quyền có cha, mẹ và không phụ thuộc vào việc cha, mẹ có quan hệ hôn nhân hay không. Con ngoài giá thú dù không được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân vẫn có quyền được làm giấy khai sinh và nhận cha - con để được hưởng những quyền lợi cơ bản của công dân. Như vậy, chị có quyền làm thủ tục yêu cầu xác nhận cha cho con.

Tuy nhiên, con ngoài giá thú không được thừa nhận là con chung của vợ chồng, nên đứa trẻ được sinh ra sẽ mặc nhiên là chưa được xác định cha và để trống phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh (theo khoản 2 Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP).

Theo Điều 101 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, việc xác định cha cho con thuộc thẩm quyền của cơ quan đăng ký hộ tịch hoặc toà án, tuỳ từng trường hợp.

- Trong trường hợp không có tranh chấp - tức người cha, mẹ, con đồng ý nhận thì cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

Cụ thể, căn cứ khoản 3 Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha đồng ý làm thủ tục nhận con, thì UBND cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh. Nội dung đăng ký khai sinh sẽ có ghi nhận phần tên cha. Nếu đứa trẻ đã được đăng ký khai sinh thì UBND sẽ xác nhận vào sổ hộ tịch về việc nhận cha cho con.

- Trong trường hợp có tranh chấp - tức người cha, mẹ, con không tự nguyện xác nhận thì thẩm quyền thuộc tòa án (khoản 2 Điều 102 Luật Hôn nhân và gia đình 2014).

Như vậy, trong trường hợp cha của con chị không muốn nhận con cũng như không muốn thực hiện nghĩa vụ của mình với con, chị có thể nộp đơn yêu cầu TAND có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp về việc xác định cha cho con.

Khi vụ án được thụ lý giải quyết và đưa ra xét xử, tòa án có thể yêu cầu trưng cầu giám định ADN để xác định quan hệ cha con. Tuy nhiên, chị có thể chủ động thu thập, chuẩn bị những chứng cứ chứng minh quan hệ cha con để tòa có thêm căn cứ giải quyết vụ việc.

Sau khi cơ quan có thẩm quyền công nhận mối quan hệ cha con, chị mới có thể yêu cầu người cha thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con mình. Đồng thời, cơ quan đăng ký hộ tịch sẽ ghi vào sổ hộ tịch về việc thay đổi hộ tịch (xác định cha - con) theo bản án của tòa án.

Lúc này, người cha không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Chị có thể làm đơn yêu cầu cấp dưỡng sau khi đã có bản án của tòa hoặc gửi đồng thời yêu cầu này khi nộp đơn khởi kiện về việc xác định quan hệ cha con.

Con ngoài giá thú có được yêu cầu cấp dưỡng không là vấn đề được khá nhiều độc giả gửi đến LuatVietnam trong thời gian qua. Cùng theo dõi câu trả lời chi tiết nhất tại bài viết dưới đây.

1. Con ngoài giá thú có được cấp dưỡng không?

Để xác định con ngoài giá thú có được yêu cầu cấp dưỡng không thì cần xem xét và chứng minh được mối quan hệ cha mẹ con giữa người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng bởi cấp dưỡng được thực hiện giữa cha mẹ con khi đáp ứng điều kiện nêu tại Điều 110 Luật Hôn nhân và Gia đình hiện hành:

- Là con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình.

- Cha mẹ và con không sống chung với nhau hoặc sống chung nhưng cha mẹ vi phạm nghĩa vụ với con.

Căn cứ quy định này cùng các quy định khác liên quan, nghĩa vụ cấp dưỡng đều không phân biệt con ngoài giá thú hay con trong thời kỳ hôn nhân, con của cha mẹ đã đăng ký kết hôn hợp pháp… Tuy nhiên, điều kiện bắt buộc khi cấp dưỡng cho con là phải có mối quan hệ cha mẹ con.

Trong khi đó, con ngoài giá thú là con được sinh ra không trong thời kỳ hôn nhân hoặc khi cha mẹ không đăng ký kết hôn. Do đó, nếu không chứng minh được có mối quan hệ cha mẹ con thì con ngoài giá thú có thể không được công nhận là con của nam, nữ.

Khi đó, không xác định được quan hệ cha mẹ con thì sẽ không thể yêu cầu cấp dưỡng. Như vậy, con ngoài giá thú hoàn toàn có quyền yêu cầu cấp dưỡng nếu chứng minh được đây là con của người cấp dưỡng và đáp ứng các điều kiện được cấp dưỡng nêu trên.

Theo đó, người con này được quyền yêu cầu cha, mẹ đóng góp tiền/tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu khi là con chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng không có tài sản để tự nuôi mình và không có khả năng lao động (căn cứ khoản 24 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014).

Con ngoài giá thú nghĩa là gì năm 2024
Con ngoài giá thú có được yêu cầu cấp dưỡng không? (Ảnh minh hoạ)

2. Con ngoài giá thú được yêu cầu cấp dưỡng thế nào?

Để được cấp dưỡng thì con ngoài giá thú phải chứng minh thuộc trường hợp được cấp dưỡng. Theo đó, những vấn đề thắc mắc liên quan đến con ngoài giá thú có được yêu cầu cấp dưỡng không sẽ được giải đáp dưới đây:

2.1 Cần chuẩn bị hồ sơ gì để yêu cầu cấp dưỡng?

Khi yêu cầu cấp dưỡng, con ngoài giá thú cần chuẩn bị các giấy tờ sau đây:

- Đơn yêu cầu cấp dưỡng.

- Giấy tờ chứng minh quan hệ cha mẹ con:

  • Giấy khai sinh (nếu giấy khai sinh đã có đủ tên cha và mẹ của trẻ - đây là trường hợp đã thực hiện thủ tục xác định cha mẹ con).
  • Tờ khai đăng ký nhận cha mẹ con; chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc quan hệ mẹ con như văn bản giám định ADN; văn bản cam đoan về mối quan hệ cha con hoặc mẹ con, có ít nhất 02 người làm chứng…

- Giấy tờ chứng minh điều kiện được yêu cầu cấp dưỡng:

  • Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn hoặc giấy khai sinh hoặc bất cứ giấy tờ nào có thông tin để chứng minh là con chưa thành niên.
  • Quyết định của Toà án đã có hiệu lực tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế hành vi dân sự… hoặc các giấy tờ khác để chứng minh người đó không có khả năng lao động, thu nhập để tự nuôi sống bản thân mình…

Con ngoài giá thú nghĩa là gì năm 2024
Được yêu cầu thi hành án việc cấp dưỡng cho con ngoài giá thú (Ảnh minh hoạ)

2.2 Không cấp dưỡng cho con ngoài giá thú, có khởi kiện được không?

Sau khi đã xác định con ngoài giá thú có được yêu cầu cấp dưỡng, nếu yêu cầu mà cha hoặc mẹ không thực hiện việc cấp dưỡng cho con ngoài giá thú thì hoàn toàn có quyền yêu cầu thi hành án việc cấp dưỡng.

Theo đó, thủ tục yêu cầu thi hành án việc cấp dưỡng thực hiện theo Luật Thi hành án dân sự như sau:

Hồ sơ chuẩn bị

- Đơn yêu cầu thi hành án.

- Quyết định về việc cấp dưỡng con ngoài giá thú.

Người yêu cầu có thể nộp trực tiếp hoặc nộp quy bưu điện đến cơ quan thi hành án.

(Căn cứ khoản 13 Điều 1 Luật Thi hành án sửa đổi năm 2014).

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ

Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện theo Điều 35 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014.

Thời gian giải quyết

- Trong 05 ngày làm việc: Cơ quan thi hành án sẽ kiểm tra nội dung yêu cầu, tài liệu kèm theo và thông báo cho người yêu cầu việc từ chối yêu cầu hoặc ra quyết định thi hành án.

- Hết 10 ngày tự nguyện thi hành án mà người có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con ngoài giá thú không thực hiện thì cơ quan thi hành án sẽ thực hiện cưỡng chế thi hành án.

Chồng có con ngoài giá thú phải làm sao?

Như vậy, Luật Hôn nhân và gia đình quy định mọi đứa trẻ đều có quyền có cha, mẹ và không phụ thuộc vào việc cha, mẹ có quan hệ hôn nhân hay không. Con ngoài giá thú dù không được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân vẫn có quyền được làm giấy khai sinh và nhận cha - con để được hưởng những quyền lợi cơ bản của công dân.

Con ngoài giá thú tiếng Anh là gì?

illegitimate. Tôi có một đứa con ngoài giá thú rất giống tôi. I have one illegitimate child who is a lot like me.

Còn ngoài hơn có nghĩa là gì?

Đứa con không chính thống giữa hai người không phải là vợ chồng.

Giấy giá thú là giấy gì?

Giấy chứng nhận kết hôn hay giấy đăng ký kết hôn, trước đây còn gọi là Hôn thú hay giấy giá thú là một loại giấy tờ hộ tịch nhân thân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các chủ thể khác công nhận và xác nhận một người có vợ hay có chồng theo quy định của luật pháp về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.