Cuộc sống của Bọ Dừa được giới thiệu như thế nào

Câu hỏi: Chuẩn bị đọc
Câu 1 (trang 93 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Em đã từng thấy bọ dừa chưa? Em đã biết gì về tập tính của bọ dừa? Nếu chưa biết gì về bọ dừa, em hãy hỏi người khác hoặc tìm hiểu thông tin từ sách và Internet.

Phương pháp giải:

Nếu biết về loài vật này, em trình bày cho mọi người cùng biết. Nếu chưa biết, em có thể tra thông tin trên internet.

Lời giải chi tiết:

- Em đã từng nhìn thấy bọ dừa. Chúng là loài côn trùng thường sống ngoài đồng, cỏ. - Bọ dừa có tên khoa học là Brontispa longissima (Gestro), thuộc họ Ánh kim (Chrysomelidae), Bộ cánh cứng, lớp côn trùng, ngành chân đốt, giới động vật.

Câu 2​

Câu 2 (trang 93 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Đã bao giờ có một sự việc bất ngờ xảy ra khiến em thay đổi quyết định của mình? Chia sẻ với các bạn về trải nghiệm ấy.

Phương pháp giải:

Nhớ lại xem trước giờ đã có việc gì tác động sâu sắc, khiến em thay đổi quyết định hay hành động nào đó chưa.

Lời giải chi tiết:

Em từng xảy ra sự việc bất ngờ: một lần, em đã không nghe lời mẹ trốn đi chơi nắng cả buổi trưa và về bị sốt. Từ đó, em rút ra bài học cần nghe lời người lớn, tránh đi chơi trời nắng gay gắt sẽ dễ bị ốm.

Phần II​

Trải nghiệm cùng văn bản
Câu 1 (trang 95 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Theo em, vì sao giọt sương lại làm cho Bọ Dừa quyết định về quê?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ chi tiết này, xét xem giọt sương có điều gì tác động đến Bọ Dừa.

Lời giải chi tiết:

Vì khi giọt sương lạnh toát rơi bộp xuống cổ, ông sực nhớ quê nhà, bao nhiêu năm biền biệt đi xa, mải làm ăn, ông quên khuấy đi mất. Vì vậy giọt sương đã làm cho Bọ Dừa quyết định về quê.

Câu 2​

Câu 2 (trang 95 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Lời của cụ giáo Cóc có ý nghĩa gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ và tìm ẩn ý của cụ giáo Cóc.

Lời giải chi tiết:

Lời cụ giáo Cóc có ý nghĩa: những điều nhỏ bé đôi khi khiến chúng ta thao thức, trăn trở vì nó gợi về những kỉ niệm và yêu thương. Vì một kỉ niệm trong quá khứ ùa về khiến Bọ Dừa sực tỉnh, giật mình, suy nghĩ về những điều đã bỏ quên từ lâu đó chính là nỗi nhớ quê nhà. Đôi khi những thứ nhỏ nhặt lại tác động mạnh mẽ đến cuộc sống của mỗi chúng ta.

Phần III​

Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1 (trang 96 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Nhân vật trong truyện gồm những ai?

Phương pháp giải:

Nhớ lại hai ngôi kể đã học: - Ngôi thứ nhất xưng "tôi". - Ngôi thứ ba do tác giả kể chuyện.

Lời giải chi tiết:

Truyện kể theo ngôi thứ ba, nhân vật trong truyện gồm có: Thằn Lằn, Bọ Dừa, cụ giáo Cóc

Câu 2​

Câu 2 (trang 96 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Đoạn văn sau được kể bằng lời của người kể chuyện hay lời của nhân vật?

Ai như Tắc Kè khuya khoắt đang gọi cửa. Đêm ở Bờ Giậu thanh vắng đến nỗi nghe rõ cả tiếng Ốc Sên đi làm về, nhẹ nhàng vén tà áo dài trườn qua chiếc lá rụng.


Phương pháp giải: Nhớ lại hai ngôi kể đã học: - Ngôi thứ nhất xưng "tôi". - Ngôi thứ ba do tác giả kể chuyện.

Lời giải chi tiết:

Đoạn văn được kể bằng lời của người kể chuyện.

Câu 3​

Câu 3 (trang 96 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Dưới đây là một số đoạn văn tóm lược các sự việc trong truyện. Em hãy dùng sơ đồ sự việc đã học ở bài 1 (Lắng nghe lịch sử nước mình) để sắp xếp các sự việc ấy theo đúng trật tự được kể trong truyện. a. Sáng hôm sau, sau khi kể cho Thằn Lằn nghe về một đêm mất ngủ của mình, Bọ Dừa khoác ba lô hành lí lên vai, chào tạm biệt Thằn Lằn để về quê. b. Thằn Lằn thông báo với cụ giáo Cóc về sự xuất hiện của nhà buôn Cánh Cứng ở xóm Bờ Giậu đêm ấy. c. Thằn Lằn đến nhà cụ giáo Cóc kể cho cụ nghe câu chuyện Bò Dừa mất ngủ. d. Bọ Dừa ngủ dưới vòm lá trúc, nửa đêm, sương rơi trúng cổ làm Bọ Dừa tỉnh ngủ. e. Bọ Dừa ghé đến xóm Bờ Giậu và hỏi thăm Thằn Lằn về một chỗ trọ qua đêm dưới vòm lá trúc. Trong những sự việc nêu trên, theo em sự việc là quan trọng nhất? Vì sao?

Phương pháp giải:

Nhớ lại các sự việc trong văn bản và sắp xếp cho hợp lí.

Lời giải chi tiết:

Sắp xếp các sự việc: e – b – d – a – c e. Bọ Dừa ghé đến xóm Bờ Giậu và hỏi thăm Thằn Lằn về một chỗ trọ qua đêm dưới vòm lá trúc. b. Thằn Lằn thông báo với cụ giáo Cóc về sự xuất hiện của nhà buôn Cánh Cứng ở xóm Bờ Giậu đêm ấy. d. Bọ Dừa ngủ dưới vòm lá trúc, nửa đêm, sương rơi trúng cổ làm Bọ Dừa tỉnh ngủ. a. Sáng hôm sau, sau khi kể cho Thằn Lằn nghe về một đêm mất ngủ của mình, Bọ Dừa khoác ba lô hành lí lên vai, chào tạm biệt Thằn Lằn để về quê. c. Thằn Lằn đến nhà cụ giáo Cóc kể cho cụ nghe câu chuyện Bò Dừa mất ngủ.

=> Theo em sự việc a: “Sáng hôm sau, sau khi kể cho Thằn Lằn nghe về một đêm mất ngủ của mình, Bọ Dừa khoác ba lô hành lí lên vai, chào tạm biệt Thằn Lằn để về quê “là quan trọng nhất". Vì sự việc này có ý nghĩa sâu sắc, sau một đêm mất ngủ, Bọ Dừa nhận ra chính mình, quay trở về quê hương sau bao năm xa cách, quên lãng.


Câu 4​

Câu 4 (trang 96 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Trong đoạn văn sau, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả các loại bọ cánh cứng?

Anh sống trên cây. Anh đào hang dưới đất. Anh lặn xuống nước sâu. Anh béo tốt nhẵn nhụi. Anh gầy còm mảnh mai, Anh trọc đầu không râu. Anh ria dài như hai sợi ăng ten vắt vẻo. Anh hiền lành nhút nhát. Anh ngổ ngáo mọc sừng.

Điều này thể hiện đặc điểm nổi bật gì của truyện đồng thoại?

Phương pháp giải:

Nhớ lại các biện pháp tu từ mà em đã học.

Lời giải chi tiết:

Các biện pháp nghệ thuật được miêu tả trong đoạn văn trên: - Điệp từ “anh” được lặp lại 9 lần ở đầu mỗi câu. - So sánh “ria dài như hai sợi ăng ten vắt vẻo”. - Liệt kê: “sống trên cây”, “đào hang”, “lặn sâu”; “béo tốt”, “gầy còm”, “trọc đầu”, “ria dài”; “hiền lành”, “ngổ ngáo”. - Nhân hóa: dùng từ ngữ chỉ người “anh” để gọi con vật. - Sử dụng các từ láy: nhẵn nhụi, mảnh mai, vắt vẻo, nhút nhát, ngổ ngáo. => Qua đoạn văn cũng thể hiện đặc trưng của truyện đồng thoại là thể hiện đặc điểm sinh hoạt của thể loại đặc tính sinh hoạt của các loài vật.

Câu 5​

Câu 5 (trang 96 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Lí do đã khiến Bọ Dừa quyết định về quê sau một đêm mất ngủ ở xóm Bờ Giậu?

Phương pháp giải:

Theo dõi văn bản, nhớ lại các chi tiết xoay quanh Bọ Dừa khiến nhân vật quyết định về quê.

Lời giải chi tiết:

Lí do khiến Bọ Dừa quyết định về quê sau một đêm mất ngủ: trong đêm thanh vắng, ông lắng nghe rõ được những âm thanh quen thuộc. Đặc biệt là khi giọt sương rơi xuống cổ khiến ông sực nhớ quê nhà. Những âm thanh, hình ảnh đó đã gợi nhắc ông về hình ảnh quê hương mà bao lâu nay ông bỏ quên.

Câu 6​

Câu 7 (trang 96 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Nhận xét về cách kết thúc câu chuyện của tác giả. Nếu là em, em sẽ kết thúc câu chuyện này như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc lại phần kết truyện và nhận xét, xem nó có gì khác so với các truyện thông thường.

Lời giải chi tiết:

- Truyện có kết thúc mở. Cách kết thúc đó của tác giả để mỗi người đọc sẽ tự cảm nhận, tự suy nghĩ và chiêm nghiệm về lời nói của cụ giáo. - Nếu là em, em có thể tạo nên một cái kết cụ thể: Bọ Dừa về quê sum vầy cùng gia đình và nhận ra quê hương, gia đình là điều đáng quý nhất trong trái tim mỗi người.

Rất tiếc, câu hỏi này chưa có lời giải chi tiết. Bạn ơi, đăng nhập và giải chi tiết giúp zix.vn nhé!!!

1. Tác giả

Cuộc sống của Bọ Dừa được giới thiệu như thế nào

Trần Đức Tiến (1953)

- Quê quán: làng Cao Đà, xã Nhân Mỹ, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.

- Trần Đức Tiến viết nhiều tác phẩm dành cho thiếu nhi, truyện đồng thoại của ông tinh tế, hồn nhiên.

2. Tác phẩm

- PTBĐ chính: Tự sự.

- Xuất xứ: In trong Xóm Bờ Giậu, NXB Kim Đồng, 2018.

II. Đọc hiểu văn bản

1. Cuộc gặp gỡ của bọ dừa và thằn lằn

- Thời gian: Trời chạng vạng tối.

- Không gian: Xóm Bờ Giậu.

- Lí do gặp gỡ: Bọ Dừa muốn hỏi một chỗ trọ trong xóm.

- Cuộc gặp gỡ:

+ Bọ Dừa:

  • Lai lịch: Cánh Cứng, nghề buôn.
  • Ngoại hình: Béo, râu ngắn. → Đặc trưng ngoại hình loài bọ dừa.
  • Thận trọng đáp xuống ngọn măng trúc ngoài cùng xóm Bờ Giậu. → Sự thận trọng. → Đặc trưng của loài bọ: thích măng trúc.
  • Hỏi thăm về chỗ trọ trong xóm, kể cả một chỗ trọ xoàng xĩnh. → Lịch sự "Xin chào", "làm ơn" và không coi trọng điều kiện chỗ trọ "Tôi chỉ cần một chỗ trọ xoàng xĩnh...". Chấp nhận chỗ ngủ đơn giản "Thôi, tôi ngủ tạm dưới vòm trúc kia cũng ổn.".
  • Sợ hãi chiếc bình. → "Khách giật mình", "Ôi tôi sợ các thứ bình, lọ, thùng, hộp ấy lắm.", "Hai sợ râu khách run run". → Ám ảnh, sợ hãi vì mấy lần bị bọn trẻ con bắt cóc làm đồ chơi, giam trong những không gian tăm tối, chật hẹp, khó thở. → Đặc trưng thích những không gian rộng, tự do.

→ Thái độ lịch sự, hợp tác, nhờ cậy.

Cuộc sống của Bọ Dừa được giới thiệu như thế nào

Đâu không phải thông tin về vị "khách" đến xóm Bờ Giậu?

+ Thằn Lằn:

  • Đặc điểm: Sống bên trong chiếc bình gốm vỡ lăn lóc dưới chân giậu, cặp mắt nhỏ sắc, thụt đầu vào rồi nhanh chóng tuồn ra cửa sau.. →  Đặc trưng nơi sống, hành động, ngoại hình thằn lằn.
  • Hiếu khách: Hỏi han, đề nghị cho ở nhờ, hỏi để báo tin và ái ngại trước việc Bọ Dừa không ngủ được.

→ Thân thiện, nhanh nhẹn, hiếu khách.

2. Cuộc nói chuyện của thằn lằn và bác cóc

- Thời gian: Trời chạng vạng tối.

- Không gian: Xóm Bờ Giậu.

- Lí do gặp gỡ: Thằn Lằn đến thông báo về sự có mặt của Bọ Dừa.

- Cuộc gặp gỡ:

+ Thằn Lằn:

  •  Đến báo tin.
  •  Kinh ngạc trước sự hiểu biết của ông giáo Cóc.

+ Cụ giáo Cóc: Thông thái, hiểu biết.

  •  Có sự hiểu biết sâu rộng về họ cánh cứng: "Có hàng trăm, hàng nghìn... cũng có,...".

→ Nghệ thuật điệp ngữ "Có...", "Anh..." + Liệt kê + So sánh "Anh ria dài như hai sợi ăng-ten vắt vẻo".

→ Nhận ra ngay Bọ Dừa chỉ từ hình dáng được Thằn lằn cung cấp.

  •  Sự hiểu biết về dân gian: "Bọ Dưa Bọ Dứa Bọ Dừa/ Bọ ăn lá trúc, bọ chừa lá me..." → Kinh nghiệm dân gian.
  •  Sự thâm trầm, sâu lắng: "Có khi người ta thức trắng đêm chỉ vì một giọt sương." → Từng trải, triết lí sâu sắc.

Thông tin nào không được nhắc đến trong cuộc trò chuyện giữa Thằn Lằn và cụ giáo Cóc?

Cuộc nói chuyện giữa Bọ Dừa và Thằn Lằn.

Sự đa dạng của họ cánh cứng.

3. Sự tác động của giọt sương đêm đến quyết định của Bọ Dừa

- Cảnh đêm sương: Bọ Dừa cảm nhận từng sự chuyển động trong đêm.

+ Trời nhiều mây.

+ Sương rơi lần trong tiếng thở dài của gió.

+ Lá cây xào xạc.

+ Côn trùng trong lòng đất rỉ rả mãi điệu buồn.

  • Tắc Kè khuya khoắt gọi cửa.
  • Nghe thấy cả tiếng Ốc Sên nhẹ nhàng trườn qua chiếc lá rụng.

Cuộc sống của Bọ Dừa được giới thiệu như thế nào

- Quyết định của Bọ Dừa:

+ Nguyên nhân: Một giọt sương rơi trúng cổ ông khách rớt xuống khiến Bọ Dừa rùng mình, tỉnh hẳn.

+ Cả đêm đó Bọ Dừa chẳng chợp mắt được nhưng lại rất hài lòng. → Cảm thấy biết ơn vì điều đó.

+ Giọt sương khiến Bọ Dừa sực nhớ quê nhà. Bao nhiêu năm biền biệt đi xa, mải làm ăn mà Bọ Dừa quên mất quê hương.

+ Quyết định trở về quê hương.

→ Nghệ thuật: Nhân hóa.

→ Giọt sương đó trong trẻo như sự thức tỉnh đối với Bọ Dừa, khiến Bọ Dừa trở về với bản thể, nhớ về quê hương.

➩ Ý nghĩa của câu chuyện: Tác phẩm nhắc nhở con người đừng vì cuộc sống làm ăn xô bồ mà quên đi quê hương của mình.

Cuộc sống của Bọ Dừa được giới thiệu như thế nào

Tại sao sau đêm sương Bọ Dừa lại quyết định về quê?

Vì đêm sương đó nhắc nhớ Bọ Dừa về quê hương.

Vì đêm sương đó nhắc nhớ Bọ Dừa về đồng trúc quê hương.

Vì đêm sương đó nhắc nhớ Bọ Dừa về bạn bè.

Vì đêm sương đó nhắc nhớ Bọ Dừa về nghề nghiệp.

III. Tổng kết

1. Nội dung

Qua câu chuyện của những loài vật và đặc biệt là Bọ Dừa, tác giả vừa khắc họa thành công những đặc trưng của loài vật vừa thể hiện lời nhắc nhở con người đừng vì cuộc sống xô bồ mà quên mất quê hương mình.

2. Nghệ thuật

Truyện đồng thoại nhân cách hóa các loài vật kết hợp các biện pháp tu từ so sánh, liệt kê, điệp từ.

IV. Chuẩn bị đọc

Câu 1 (trang 93 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Em đã từng thấy bọ dừa chưa? Em đã biết gì về tập tính của bọ dừa? Nếu chưa biết gì về bọ dừa, em hãy hỏi người khác hoặc tìm hiểu thông tin từ sách và Internet.

- Em đã từng nhìn thấy bọ dừa. Chúng là loài côn trùng thường sống ngoài đồng, cỏ.

- Bọ dừa có tên khoa học là Brontispa longissima (Gestro), thuộc họ Ánh kim (Chrysomelidae), Bộ cánh cứng, lớp côn trùng, ngành chân đốt, giới động vật.

Câu 2 (trang 93 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Đã bao giờ có một sự việc bất ngờ xảy ra khiến em thay đổi quyết định của mình? Chia sẻ với các bạn về trải nghiệm ấy.

- Em từng xảy ra sự việc bất ngờ: một lần, em đã không nghe lời mẹ trốn đi chơi nắng cả buổi trưa và về bị sốt. Từ đó, em rút ra bài học cần nghe lời người lớn, tránh đi chơi trời nắng gay gắt sẽ dễ bị ốm.

V. Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1 (trang 95 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Theo em, vì sao giọt sương lại làm cho Bọ Dừa quyết định về quê?

Vì khi giọt sương lạnh toát rơi bộp xuống cổ, ông sực nhớ quê nhà, bao nhiêu năm biền biệt đi xa, mải làm ăn, ông quên khuấy đi mất. Vì vậy giọt sương đã làm cho Bọ Dừa quyết định về quê.

Câu 2 (trang 95 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Lời của cụ giáo Cóc có ý nghĩa gì?

Lời cụ giáo Cóc có ý nghĩa: những điều nhỏ bé đôi khi khiến chúng ta thao thức, trăn trở vì nó gợi về những kỉ niệm và yêu thương. Vì một kỉ niệm trong quá khứ ùa về khiến Bọ Dừa sực tỉnh, giật mình, suy nghĩ về những điều đã bỏ quên từ lâu đó chính là nỗi nhớ quê nhà. Đôi khi những thứ nhỏ nhặt lại tác động mạnh mẽ đến cuộc sống của mỗi chúng ta.

VI. Suy ngẫm và phản hồi 

1. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Nhân vật trong truyện gồm những ai?

Truyện kể theo ngôi thứ ba, nhân vật trong truyện gồm có: Thằn Lằn, Bọ Dừa, cụ giáo Cóc.

2. Đoạn văn sau được kể bằng lời của người kể chuyện hay lời của nhân vật?

Ai như Tắc Kè khuya khoắt đang gọi cửa. Đêm ở Bờ Giậu thanh vắng đến nỗi nghe rõ cả tiếng Ốc Sên đi làm về, nhẹ nhàng vén tà áo dài trườn qua chiếc lá rụng.

Đoạn văn được kể bằng lời của người kể chuyện.

3. Dưới đây là một số đoạn văn tóm lược các sự việc trong truyện. Em hãy dùng sơ đồ sự việc đã học ở bài 1 (Lắng nghe lịch sử nước mình) để sắp xếp các sự việc ấy theo đúng trật tự được kể trong truyện.

a) Sáng hôm sau, sau khi kể cho Thằn Lằn nghe về một đêm mất ngủ của mình, Bọ Dừa khoác ba lô hành lí lên vai, chào tạm biệt Thằn Lằn để về quê.

b) Thằn Lằn thông báo với cụ giáo Cóc về sự xuất hiện của nhà buôn Cánh Cứng ở xóm Bờ Giậu đêm ấy.

c) Thằn Lằn đến nhà cụ giáo Cóc kể cho cụ nghe câu chuyện Bò Dừa mất ngủ.

d) Bọ Dừa ngủ dưới vòm lá trúc, nửa đêm, sương rơi trúng cổ làm Bọ Dừa tỉnh ngủ.

e) Bọ Dừa ghé đến xóm Bờ Giậu và hỏi thăm Thằn Lằn về một chỗ trọ qua đêm dưới vòm lá trúc.

Trong những sự việc nêu trên, theo em sự việc là quan trọng nhất? Vì sao?

Sắp xếp các sự việc: e – b – d – a – c.

Theo em sự việc a) “Sáng hôm sau, sau khi kể cho Thằn Lằn nghe về một đêm mất ngủ của mình, Bọ Dừa khoác ba lô hành lí lên vai, chào tạm biệt Thằn Lằn để về quê" là quan trọng nhất. Vì sự việc này có ý nghĩa sâu sắc, sau một đêm mất ngủ, Bọ Dừa nhận ra chính mình, quay trở về quê hương sau bao năm xa cách, quên lãng. 

4. Trong đoạn văn sau, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả các loại bọ cánh cứng?

Anh sống trên cây. Anh đào hang dưới đất. Anh lặn xuống nước sâu. Anh béo tốt nhẵn nhụi. Anh gầy còm mảnh mai, Anh trọc đầu không râu. Anh ria dài như hai sợi ăng ten vắt vẻo. Anh hiền lành nhút nhát. Anh ngổ ngáo mọc sừng.

Điều này thể hiện đặc điểm nổi bật gì của truyện đồng thoại?

Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật điệp từ “anh” được lặp lại 9 lần ở đầu mỗi câu, bên cạnh đó tác giả còn sử dụng nghệ thuật so sánh, nhân hóa và sử dụng nhiều từ láy. Qua đó nhằm nhấn mạnh, diễn tả sự đa dạng về các loài bọ cánh cứng.

5. Lí do đã khiến Bọ Dừa quyết định về quê sau một đêm mất ngủ ở xóm Bờ Giậu?

Lí do khiến Bọ Dừa quyết định về quê sau một đêm mất ngủ: Trong đêm thanh vắng, ông lắng rõ được những âm thanh quen thuộc. Đặc biệt là khi giọt sương rơi xuống cổ khiến ông sực nhớ quê nhà. Những âm thanh, hình ảnh đó đã gợi nhắc ông về hình ảnh quê hương mà bao lâu nay ông bỏ quên.

6. Trải nghiệm mà Bọ Dừa có được trong đêm ấy là gì? Qua đó, tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp gì?

Trải nghiệm của Bọ Dừa trong đêm ấy là ông đã ngủ ngoài trời và ông đã có cơ hội được ngắm nhìn trời mây, lắng nghe âm thanh của lá cây, côn trùng, tiếng gió, tiếng sương rơi.  Qua đó, tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp: đôi khi vì cuộc sống bận rộn khiến chúng ta quên đi những điều thân thuộc, gần gũi với chính mình. Vì vậy hãy biết trân trọng những giá trị của cuộc sống.

7. Nhận xét về cách kết thúc câu chuyện của tác giả. Nếu là em, em sẽ kết thúc câu chuyện này như thế nào?

Truyện có kết thúc mở. Cách kết thúc đó của tác giả để mỗi người đọc sẽ tự cảm nhận, tự suy nghĩ và chiêm nghiệm về lời nói của cụ giáo.


Page 2

Bị chửi nói gì cho ngầu 1, Khi bạn bị người khác chửi là “chó ngoan không cản đường”. Bạn có thể đáp lại rằng:“chó khôn không sủa bậy”. 2, Khi ai đó chửi bạn là “đồ ngu, đồ đần, đồ tiện nhân…”. Bạn có thể đáp lại là: “Tôi ngu, tôi đần, tôi tiền nhân là vì tôi nhìn thấy bạn”. 3, Khi người khác mắng bạn là đồ ngu. Bạn có thể trả lời: “Tôi dĩ nhiên là ngu rồi, chơi với bạn, không ngu làm sao được”. 4, Khi người khác mắng bạn là đồ biến thái. Bạn có thể đáp lại: “Biến thái còn hơn là biến tính. Còn hơn là cái đồ yêu quái cộng tiện nhân như mày”. 5, Khi người khác chửi bạn xấu. Bạn có thể đáp lại: “Tôi thích xấu đấy, liên quan gì đến bạn. Chê xấu thì đừng có nhìn. Ai bắt nhìn mà nhìn”. 6, Khi ai đó mắng bạn là chó, là lợn. Bạn có thể trả lời: “Đừng suốt ngày nhắc tên mình như thế. Bọn tao thừa biết đó là mày rồi”. 7, Khi ai đó mắng bạn là đồ bỏ đi. Bạn có thể trợn mắt nói lại: “Mày còn không bằng tao cơ mà”. 8, Khi bạn cãi nhau với ai đó. Người ta chê bạn vừa mập vừa xấu. Bạn nên nói lại rằ

Các công thức hình học lớp 4 và lớp 5. Về tính diện tích, tính chu vi hình tam giác, hình chữ nhật, hình tròn... 1/ HÌNH VUÔNG: Công thức tính diện tích hình vuông, chu vi hình vuông. Chu vi: P = a x 4     (P: chu vi) Cạnh: a = P : 4        (a: cạnh) Diện tích: S = a x a (S: diện tích) 2/ HÌNH CHỮ NHẬT: Công thức tính chu vi hình chữ nhật và diện tích hình chữ nhật. Chu vi: P = (a + b) x 2    (P: chu vi) Chiều dài: a = P/2 - b      (a: chiều dài) Chiều rộng: b = P/2 - a  (b: chiều rộng) Diện tích: S = a x b        (S: diện tích) Chiều dài: a = S : b Chiều rộng: b = S : a 3/ HÌNH BÌNH HÀNH: Công thức tính chu vi hình bình hành, diện tích hình bình hành. Chu vi: P = (a + b) x 2   (a: độ dài đáy), (b: cạnh bên)     Diện tích: S = a x h   (h: chiều cao) Độ dài đáy: a = S : h Chiều cao: h = S : a 4/ HÌNH THOI: Công thức tính chu vi hình thoi ,diện tích hình thoi. Chu vi của hình thoi bằng độ dài một cạnh nhân với 4 hoặc bằng 4 lần độ dài một cạnh. Chu vi: P = a x

  Thuyết Trình Về Gia Đình Ngắn Trong cuộc sống, gia đình đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Đặc biệt, môi trường gia đình bao giờ cũng có tác động hai mặt tới sự hình thành nhân cách của chúng ta. Gia đình là một trong ba môi trường của xã hội, quyết định trực tiếp tới mặt tự nhiên và xã hội trong mỗi con người. Là nơi để các thành viên sống chân thành với nhau, san sẻ lòng yêu thương, niềm vui, là điểm dựa vững chắc nhất những lúc chúng ta gặp khó khăn, hay thất bại trong cuộc sống. Gia đình là những người cùng chung sống dưới một mái nhà, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và huyết thống, thường gồm có ông bà, cha mẹ, con cái và cháu chắt. Thời thơ ấu: Gia đình là nơi để chúng ta phát triển về thể chất và tâm hồn. Là nơi bảo vệ những tác động xấu, uốn nắn kịp thời những biểu hiện lệch lạc để cho nhân cách ta phát triển hoàn thiện. Là trường học đầu tiên để hình thành những kỹ năng cơ bản cho một cuộc sống tốt đẹp. Khi trưởng thành: Gia đình là nơi mà ta trở về sau những bôn ba

  Thuyết Minh Về Tỉnh Quảng Ninh Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía đông bắc Việt Nam, phía tây tựa lưng vào núi rừng trùng điệp, phía đông nghiêng xuống nửa phần đầu vịnh Bắc bộ với bờ biển khúc khuỷu nhiều cửa sông. Điểm cực bắc là dãy núi cao thuộc thôn Mỏ Toòng, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu. Điểm cực nam ở đảo Hạ Mai thuộc xã Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn. Điểm cực tây là sông Vàng Chua ở xã Bình Dương và xã Nguyễn Huệ, TX Đông Triều. Điểm cực đông trên đất liền là mũi Gót ở đông bắc xã Trà Cổ, TP Móng Cái. Quảng Ninh có biên giới quốc gia và hải phận giáp giới nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Trên đất liền, phía bắc của tỉnh (có các huyện Bình Liêu, Hải Hà và TP Móng Cái) giáp huyện Phòng Thành và thị trấn Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây với 132,8km đường biên giới; phía đông là vịnh Bắc Bộ; phía tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương; phía nam giáp Hải Phòng. Bờ biển dài 250km. Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía bắc. Quảng Ninh c

Cuộc sống của Bọ Dừa được giới thiệu như thế nào

Ngữ văn 6 Bài 1: Soạn bài Thực hành tiếng việt trang 27 Câu 1  (trang 27  sgk  Ngữ văn 6 tập 1) Tìm từ đơn, từ phức trong đoạn văn sau: Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cẩm roi, nhảy lên mình ngựa. (Thánh Gióng) Gợi ý: Xem lại kiến thức về từ đơn, từ phức sau đó đọc kĩ đoạn văn và lọc ra các từ này. Trả lời: - Từ đơn:  chú, bé, một, cái, bỗng, một, mình, cao, hơn, trượng, vỗ, vào, ngựa, hí, dài, mấy, tiếng, mặc, cầm, roi, nhảy lên. - Từ phức:  vùng dậy, vươn vai, biến thành, tráng sĩ, oai phong, lẫm liệt, bước lên, mông ngựa, vang dội, áo giáp, mình ngựa. Câu 2 (trang 27  sgk  Ngữ văn 6 tập 1) Tìm các từ ghép, từ láy trong đoạn văn sau: Trong khi đó, người trong nhóm dự thi nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, lấy nước và bắt đầu thổi cơm. Những nồi cơm nho nhỏ treo dưới những cành cong hình cánh cung được cắm rất khéo léo

Cuộc sống của Bọ Dừa được giới thiệu như thế nào

 Soạn bài Ngữ văn 6 Bài 7 Đọc: Cây khế I. Tìm hiểu chung - Thể loại: Truyện cổ tích. - PTBĐ chính: Tự sự. - Bố cục: 3 phần. + Phần 1 (Từ đầu đến  lại với em nữa ): Giới thiệu về nhân vật người em và cách phân chia tài sản của hai anh em. + Phần 2 (Tiếp đến  trở nên giàu có ): Chuyện ăn khế trả vàng của người em. + Phần 3 (Còn lại): Âm mưu của người anh và sự trừng phạt. - Tóm tắt:  Ở một làng nọ có hai anh em, người anh thì vô cùng tham lam, người em thì hiền lành chịu khó. Sau khi ba mẹ qua đời người anh lấy vợ ra ở riêng và cố gắng vơ vét hết tài sản chỉ để lại cho người em một cây khế ở góc vườn. Người em bị người anh chèn ép như vậy nhưng không hề nói một lời phàn nàn nào, anh đã dựng túp liều gần cây khế, hàng ngày anh chăm bón cây khế và đi làm thuê để kiếm tiền nuôi thân. Cây khế càng ngày càng lớn dần, năm ấy bỗng sai trĩu quả, người em mừng vô cùng. Mấy hôm sau, bỗng dưng có một con chim lạ bay tới cây khế và ăn khế của người em, người em thấy vậy buồn lòng than thở với chim.

Cuộc sống của Bọ Dừa được giới thiệu như thế nào

  Soạn bài 7: Đọc: Con là... (Y Phương) I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả Y Phương (1948) - Tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước. - Quê quán: huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. - Là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa VI.  2. Tác phẩm - Xuất xứ: Trích  Đàn then , 1996. - Thể loại: Thơ tự do. - PTBĐ chính: Biểu cảm. Bố cục: Có thể chia văn bản thành 3 đoạn: - Khổ 1: Con là nỗi buồn của cha. - Khổ 2: Con là niềm vui của cha. - Khổ 3: Con là sự gắn kết giữa cha và mẹ. Tóm tắt tác phẩm Con là     Tình cảm người cha dành cho con trong văn bản trên được thể hiện một cách rõ ràng và sinh động. Đó là tình yêu thương vô cùng lớn, con là vừa là nỗi buồn vừa là niềm vui vừa là hạnh phúc, đủ thấy cha yêu con biết nhường nào.

Cuộc sống của Bọ Dừa được giới thiệu như thế nào

Ngữ Văn 6 Bài 1 : Truyện (truyền thuyết, cổ tích) Yêu cầu cần đạt - Nhận biết được một số yếu tố hình thức (chi tiết, cốt truyện, nhân vật, yếu tố hoang đường,...), nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa, thái độ người kể,...) của truyện truyện thuyết, cổ tích. - Sử dụng được từ đơn và các loại từ phức (từ ghép, từ láy) trong hoạt động đọc, viết, nói và nghe. - Kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích đã học (hoặc đã đọc, đã nghe) bằng các hình thức nói và viết. - Tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc; cảm phục và trân trọng những người thông minh, có tài. Kiến thức ngữ văn: Truyện truyền thuyết, cổ tích; Từ đơn và từ phức. 1. Truyện truyền thuyết và truyện cổ tích -  Truyện truyền thuyết  là loại truyện dân gian, có yếu tố hoang đường, kì ảo, kể về các sự kiện và nhân vật liên quan đến lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc phong tục, cảnh vật địa phương theo quan niệm của nhân dân. Ví dụ :  Con rồng cháu tiên, Sự tích hồ Gươm ,... -  Truyện cổ tích  là loại truyện dân gian, thường

Bài thuyết trình về đất nước Việt Nam Việt Nam là một đất nước nhiệt đới nằm ở khu vực Đông Nam Á – trung tâm của tuyến đường biển quốc tế. Khí hậu nhiệt đới gió mùa tạo nên sự đa dạng tài nguyên sinh học của Việt Nam. Bên cạnh đó, đất nước Việt Nam có hình chữ S với 3260km đường biển có tiềm năng du lịch và thủy hải sản phong phú. Đất nước được chia làm 3 vùng miền: Bắc, Trung và Nam. Hà Nội là thủ đô nhưng không phải là thành phố lớn nhất. Hồ Chí Minh hay Sài Gòn, là thành phố lớn nhất, thường được gọi là thủ đô kinh tế của Việt Nam.Việt Nam có một lịch sử lâu dài với hơn 4000 năm thăng trầm. Có 54 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Kinh là dân tộc lớn nhất. Các dân tộc trên khắp đất nước sống hòa thuận dưới mái nhà chung – Việt Nam. Việt Nam là quốc gia có những nền văn hóa đặc sắc, trong đó phải kể đến ngày lễ tết. Từ triều đại đầu tiên của Việt Nam (Thời vua Hùng), tổ tiên chúng ta đã tổ chức ăn mừng ngày Tết hàng năm. Tết là ngày lễ lớn nhất ở Việt Nam, được tổ chức theo lịch âm