Giải bài tập sinh học lớp 8 bài 16

Nhằm mục đích giúp học sinh làm bài tập về nhà môn Sinh học lớp 8, chúng tôi biên soạn Sinh học 8 Bài 16 (ngắn nhất): Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết. Hi vọng với bài học này, học sinh sẽ dễ dàng soạn môn Sinh học lớp 8 hơn.

Giải bài tập sinh học lớp 8 bài 16

Lời giải bài tập Sinh học lớp 8 Bài 16: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Sinh học 8 Bài 16. Mời các bạn đón xem:

Hướng dẫn Trả lời câu hỏi Bài 16. Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết, sách giáo khoa sinh học lớp 8. Nội dung bài Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 Bài 16 trang 53 sgk Sinh học 8 bao gồm đầy đủ lý thuyết, các khái niệm, phương pháp giải, công thức, chuyên đề sinh học, … có trong SGK để giúp các em học tốt môn sinh học lớp 8.

Lý thuyết

I – Tuần hoàn máu

Máu đi trong cơ thể thông qua 2 vòng tuần tuần hoàn là vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ.

Giải bài tập sinh học lớp 8 bài 16

II – Lưu thông bạch huyết

Các thành phần cấu tạo chủ yếu của hệ bạch huyết (hình 16-2)

Giải bài tập sinh học lớp 8 bài 16

– Đường đi của bạch huyết:

Mao mạch bạch huyết → mạch bạch huyết → hạch bạch huyết → mạch bạch huyết → ống bạch huyết → tĩnh mạch (hệ tuần hoàn).

– Vai trò của mỗi phân hệ:

+ Phân hệ lớn: thu bạch huyết ở nửa trên bên trái và ở nửa dưới của cơ thể.

+ Phân hệ nhỏ: thu bạch huyết ở nửa trên bên phải cơ thể.

– Vai trò của hệ bạch huyết: Là hệ thống thoát nước của cơ thể, kiểm soát mức độ dịch của cơ thể, lọc vi khuẩn và là nơi sản sinh bạch huyết.

Trước khi đi vào phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 Bài 16 trang 53 sgk Sinh học 8 chúng ta cùng hoạt động học tập, quan sát, thảo luận, trả lời các câu hỏi sau đây:

Quan sát, thảo luận

1. Trả lời câu hỏi trang 51 sgk Sinh học 8

∇ – Mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và trong vòng tuần hoàn lớn.

– Phân biệt vai trò chủ yếu của tim và hệ mạch trong sự tuần hoàn máu.

– Nhận xét về vai trò của hệ tuần hoàn máu.

Trả lời:

– Dựa vào hình 16-1:

+ Máu trong vòng tuần hoàn nhỏ được bắt đầu từ tâm thất phải (1) qua động mạch phổi (2), rồi vào mao mạch phổi (3), qua tĩnh mạch phổi (4) rồi trở về tâm nhĩ trái (5).

+ Máu trong vòng tuần hoàn lớn được bắt đầu từ tâm thất trái (6) qua động mạch chủ (7), rồi tới các mao mạch phần trên cơ thể (8) và các mao mạch phần dưới cơ thể (9), từ mao mạch phần trên cơ thể qua tĩnh mạch chủ trên (10) rồi trở về tâm nhĩ phải (12), từ các mao mạch phần dưới cơ thể qua tĩnh mạch chủ dưới (11) rồi cũng trở về tâm nhĩ phải (12).

– Vai trò chủ yếu của tim: co bóp tạo lực đẩy máu đi qua các hệ mạch. Vai trò chủ yếu của hệ mạch: dẩn máu từ tim (tâm thất) tới các tế bào của cơ thể, rồi lại từ các tế bào trở về tim (tâm nhĩ).

– Vai trò của hệ tuần hoàn máu: Lưu chuyên máu trong toàn cơ thể.

2. Trả lời câu hỏi trang 52 sgk Sinh học 8

∇ – Mô tả đường đi của bạch huyết trong phân hệ lớn.

– Mô tả đường đi của bạch huyết trong phân hệ nhỏ.

– Nhận xét về vai trò của hệ bạch huyết.

Trả lời:

– Đường đi của bạch huyết trong phân hệ lớn: Bắt đầu từ các mao mạch bạch huyết của các phần cơ thể (nửa trên bên trái và toàn bộ phần dưới cơ thể), qua các mạch bạch huyết nhỏ, hạch bạch huyết rồi tới các mạch bạch huyết lớn hơn, rồi tập trung vào ống bạch huyết và cuối cùng tập trung vào tĩnh mạch máu (tĩnh mạch dưới đòn).

– Phân hệ nhỏ: gồm mao mạch bạch huyết, mạch bạch huyết, hạch bạch huyết, ống bạch huyết phải. Chức năng: Thu bạch huyết ở nửa trên bên phải cơ thể rồi đổ về tĩnh mạch dưới đòn phải.

– Hệ bạch huyết gồm phân hệ lớn và phân hệ nhỏ. Hệ bạch huyết cùng với hệ tuần hoàn máu thực hiện chu trình luân chuyển môi trường trong của cơ thể và tham gia bảo vệ cơ thể.

Sau đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 Bài 16 trang 53 sgk Sinh học 8. Nội dung chi tiết câu trả lời từng câu hỏi và bài tập các bạn xem dưới đây:

Câu hỏi và bài tập

1. Trả lời câu hỏi 1 Bài 16 trang 53 sgk Sinh học 8

Hệ tuần hoàn máu gồm những thành phần cấu tạo nào?

Trả lời:

Thành phần cấu tạo của hệ tuần hoàn máu gồm:

– Tim:

+ Nửa phải ( tâm nhĩ phải và tâm thất phải).

+ Nửa trái (tâm nhĩ trái và tâm thất trái).

– Hệ mạch:

+ Vòng tuần hoàn nhỏ.

+ Vòng tuần hoàn lớn.

2. Trả lời câu hỏi 2 Bài 16 trang 53 sgk Sinh học 8

Hệ bạch huyết gồm những thành phần cấu tạo nào?

Trả lời:

Thành phần cấu tạo hệ bạch huyết gồm:

– Phân hệ lớn:

+ Mao mạch bạch huyết.

+ Hạch bạch huyết.

+ Mạch bạch huyết.

+ Ống bạch huyết.

– Phân hệ nhỏ:

+ Mao mạch bạch huyết.

+ Hạch bạch huyết.

+ Mạch bạch huyết.

+ Ống bạch huyết.

3. Trả lời câu hỏi 3 Bài 16 trang 53 sgk Sinh học 8

Nêu một vài cơ quan, bộ phận của cơ thể và cho biết sự luân chuyển bạch huyết nơi đó nhờ bộ phận nào.

Trả lời:

Sự luân chuyển của bạch huyết trong mỗi phân hệ: Mao mạch bạch huyết → mạch bạch huyết → hạch bạch huyết → mạch bạch huyết → ống bạch huyết → tĩnh mạch.

Vận chuyển bạch huyết (nước mô hay bạch huyết mô) trong toàn cơ thể về tim.

Giải bài tập sinh học lớp 8 bài 16

Một số cơ quan bộ phận của cơ thể: Gan; Tim; Phổi .

Bạch huyết lưu thông trong các cơ quan đó là nhờ hệ thống mạch bạch huyết và mạch máu.

4. Trả lời câu hỏi 4 Bài 16 trang 53 sgk Sinh học 8

Thử dùng tay xác định vị trí của tim trong lồng ngực của mình. Có thể dùng ngón tay để xác định điểm đập, nơi mỏm tim (đỉnh tim) chạm vào thành trước của lồng ngực.

Trả lời:

– Dùng đầu ngón tay ấn nhẹ vào vị trí quả tim ở trước ngực, nhận thấy nhịp đập của tim.

– Thở ra gắng sức nín thở để tìm mỏm tim, dùng gan bàn tay để sờ diện đập tim rồi dùng đầu ngón tay để xác định lại vị trí mỏm tim. Bình thường mỏm tim ở liên sườn 4 hay 5 ngay bên trong đường trung đòn trái.

Bài trước:

  • Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 Bài 15 trang 50 sgk Sinh học 8

Bài tiếp theo:

  • Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 Bài 17 trang 57 sgk Sinh học 8

Xem thêm:

Trên đây là phần Hướng dẫn Trả lời câu hỏi 1 2 3 4 Bài 16 trang 53 sgk Sinh học 8 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài môn Sinh học lớp 8 thật tốt!

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“

Giải SGK Sinh học 8 trang 53

Giải bài tập Sinh 8 Bài 16: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết giúp các em học sinh lớp 8 nắm vững được kiến thức về cấu tạo của tuần hoàn máu, các thành phần của lưu thông bạch huyết. Đồng thời giải nhanh được các bài tập Sinh học 8 chương 3 trang 53.

Việc soạn Sinh 8: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết được biên soạn chi tiết, chính xác, đầy đủ lý thuyết và giải các bài tập trong SGK phần câu hỏi in nghiêng và phần bài tập. Qua đó giúp các bạn học sinh có thể so sánh với kết quả mình đã làm, củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức của bản thân. Đồng thời còn giúp phụ huynh có thêm tài liệu để hướng dẫn con em học tốt hơn ở nhà. Vậy sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Sinh 8 Bài 16: Tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết

Hệ tuần hoàn ở người gồm tim và hệ mạch tạo thành 2 vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ.

Máu đi trong cơ thể thông qua 2 vòng tuần tuần hoàn là vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ.

Đặc điểm so sánh

Vòng tuần hoàn nhỏ

Vòng tuần hoàn lớn

Đường đi của máu

Từ tâm thất phải theo đọng mạch phổi đến 2 lá phổi, theo tĩnh mạch phổi về tâm nhĩ trái

Từ tâm thất trái theo động mạch cảnh đến các tế bào rồi theo tĩnh mạch cảnh trên và tĩnh mạch cảnh dưới rồi về tâm nhĩ phải

Nơi trao đổi

Trao đổi khí ở phổi

Trao đổi chất ở tế bào

Vai trò

Thải CO2 và khí độc trong cơ thể ra môi trường ngoài

Cung cấp O2 và chất dinh dưỡng cho các hoạt động sống của tế bào

Độ dài vòng vận chuyển của máu

Ngắn hơn

Dài hơn vòng tuần hoàn nhỏ

- Vai trò của tim và hệ mạch trong sự tuần hoàn máu:

  • Tim: co bóp tạo lực đẩy máu đi qua các hệ mạch
  • Hệ mạch: dẫn máu từ tim (tâm thất) tới các tế bào cảu cơ thể, rồi lại từ các tế bào trở về tim (tâm nhĩ)

→ Hệ tuần hoàn giúp lưu chuyển máu trong toàn cơ thể.

II. Lưu thông hệ bạch huyết

- Hệ bạch huyết gồm:

  • Mao mạch bạch huyết.
  • Mạch bạch huyết, tĩnh mạch máu.
  • Hạch bạch huyết: chủ yếu là các tế bào bạch cầu.
  • Ống bạch huyết tạo thành 2 phân hệ: phân hệ lớn và phân hệ nhỏ.

- Đường đi của bạch huyết.

Mao mạch bạch huyết → mạch bạch huyết → hạch bạch huyết → mạch bạch huyết → ống bạch huyết → tĩnh mạch (hệ tuần hoàn).

- Vai trò của mỗi phân hệ:

  • Phân hệ lớn: thu bạch huyết ở nửa trên bên trái và ở nửa dưới của cơ thể.
  • Phân hệ nhỏ: thu bạch huyết ở nửa trên bên phải cơ thể

- Vai trò của hệ bạch huyết: Là hệ thống thoát nước của cơ thể, kiểm soát mức độ dịch của cơ thể, lọc vi khuẩn và là nơi sản sinh bạch huyết.

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 16

Trả lời câu hỏi Sinh 8 trang 51

- Mô tả đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ và trong vòng tuần hoàn lớn

- Phân biệt vai trò chủ yếu của tim và hệ mạch trong sự tuần hoàn máu.

- Nhận xét về vai trò của hệ tuần hoàn máu.

Trả lời:

- Dựa vào hình:

+ Máu trong vòng tuần hoàn nhỏ được bắt đầu từ tâm thất phải (1) qua dộng mạch phổi (2), rồi vào mao mạch phổi (3), qua tĩnh mạch phổi (4) rồi trở về tâm nhĩ trái (5).

+ Máu trong vòng tuần hoàn lớn được bắt đầu từ tâm thất trái (6) qua động mạch chủ (7), rồi tới các mao mạch phần trên cơ thể (8) và các mao mạch phần dưới cơ thể (9), từ mao mạch phần trên cơ thể qua tĩnh mạch chủ trên (10) rồi trở về tâm nhĩ phải (12), từ các mao mạch phần dưới cơ thể qua tĩnh mạch chủ dưới (11) rồi cũng trở về tâm nhĩ phải (12).

- Vai trò chủ yếu của tim: co bóp tạo lực đẩy máu đi qua các hệ mạch. Vai trò chủ yếu của hệ mạch: dẩn máu từ tim (tâm thất) tới các tế bào của cơ thể, rồi lại từ các tế bào trở về tim (tâm nhĩ).

-Vai trò của hệ tuần hoàn máu: Lưu chuyển máu trong toàn cơ thể.

Trả lời câu hỏi Sinh 8 trang 52

- Mô tả đường đi của bạch huyết trong phản hệ lớn.

- Mô tả đường đi của bạch huyết trong phân hệ nhỏ.

- Nhận xét về vai trò của hệ bạch huyết.

Trả lời:

- Đường đi của bạch huyết trong phân hệ lớn: Bắt đầu từ các mao mạch bạch huyết của các phần cơ thể (nửa trên bên trái và toàn bộ phần dưới cơ thể), oua các mạch bạch huyết nhỏ, hạch bạch huyết rồi tới các mạch bạch huyết lớn hơn, rồi tập trung vào ống bạch huyết và cuối cùng tập trung vào tĩnh mạch máu (tĩnh mạch dưới đòn).

- Phân hệ nhỏ: gồm mao mạch bạch huyết, mạch bạch huyết, hạch bạch huyết, ống bạch huyết phải. Chức năng: Thu bạch huyết ở nửa trên bên phải cơ thể rồi đổ về tĩnh mạch dưới đòn phải.

- Hệ bạch huyết gồm phân hệ lớn và phân hệ nhỏ. Hệ bạch huyết cùng với hệ tuần hoàn máu thực hiện chu trình luân chuyển môi trường trong của cơ thể và tham gia bảo vệ cơ thể. Bạch huyết liên tục được lưu thông trong hệ mạch là nhờ :

+ Nước mô (bạch huyết mô) liên tục thẩm thấu qua thành mao mạch bạch huyết tạo ra bạch huyết (bạch huyết mạch).

+ Bạch huyết liên tục lưu chuyển trong mạch bạch huyết rồi đổ về tĩnh mạch dưới đòn và lại hoà vào máu.

Giải bài tập Sinh 8 Bài 16

Bài 1 (trang 53 SGK Sinh học 8)

Hệ tuần hoàn máu gồm những thành phần cấu tạo nào ?

Gợi ý đáp án

Thành phần cấu tạo của hệ tuần hoàn máu gồm :

* Tim :

  • Nửa phải ( tâm nhĩ phải và tâm thất phải).
  • Nửa trái (tâm nhĩ trái và tâm thất trái).

* Hệ mạch :

  • Vòng tuần hoàn nhỏ.
  • Vòng tuần hoàn lớn.

Bài 2 (trang 53 SGK Sinh học 8)

Hệ bạch huyết gồm những thành phần cấu tạo nào ?

Gợi ý đáp án

– Thành phần cấu tạo hệ bạch huyết gồm :

Phân hệ lớnPhân hệ nhỏ

- Mao mạch bạch huyết

- Hạch bạch huyết

- Mạch bạch huyết

- Ống bạch huyết

- Mao mạch bạch huyết

- Hạch bạch huyết

- Mạch bạch huyết

- Ống bạch huyết

Bài 3 (trang 53 SGK Sinh học 8)

Nêu tên vài cơ quan, bộ phận của cơ thể và cho biết sự luân chuyển bạch huyết nơi đó nhờ phân hệ nào?

Gợi ý đáp án

Sự luân chuyển của bạch huyết trong mỗi phân hệ:

Mao mạch bạch huyết --> mạch bạch huyết --> hạch bạch huyết --> mạch bạch huyết --> ống bạch huyết --> tĩnh mạch

Một số cơ quan bộ phận của cơ thể:

--> Bạch huyết lưu thông trong các cơ quan đó là nhờ hệ thống mạch bạch huyết và mạch máu.

- Vận chuyển bạch huyết (nước mô hay bạch huyết mô) trong toàn cơ thể về tim

Bài 4 (trang 53 SGK Sinh học 8)

Thử dùng tay xác định vị trí của tim trong lồng ngực của mình. Có thể dùng ngón tay để xác định điểm đập, nơi mỏm tim (đỉnh tim) chạm vào thành trước của lồng ngực.

Gợi ý đáp án

  • Dùng đầu ngón tay ấn nhẹ vào vị trí quả tim ở trước ngực, nhận thấy nhịp đập của tim.
  • Thở ra gắng sức nín thở để tìm mỏm tim, dùng gan bàn tay để sờ diện đập tim rồi dùng đầu ngón tay để xác định lại vị trí mỏm tim. Bình thường mỏm tim ở liên sườn 4 hay 5 ngay bên trong đường trung đòn trái.

Cập nhật: 23/11/2021