Giãn cách chỉ thị 16 là như thế nào

Giãn cách chỉ thị 16 là như thế nào

Chốt kiểm soát tại khu cách ly phường Tân Phú, TP Thủ Đức, TP.HCM - Ảnh: TỰ TRUNG

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký văn bản hỏa tốc về việc áp dụng biện pháp giãn cách xã hội để phòng, chống dịch tại một số địa phương.

Theo đó, ngoài 3 tỉnh, thành đang áp dụng chỉ thị 16 là TP.HCM, Bình Dương và Đồng Nai, sẽ có thêm 16 tỉnh, thành giãn cách theo chỉ thị này để chống dịch gồm: Cần Thơ, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Long An, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bến Tre, Hậu Giang, An Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau và Kiên Giang.

Đối với tỉnh, thành phố đang áp dụng biện pháp giãn cách trước ngày có văn bản này, căn cứ diễn biến dịch bệnh và kết quả phòng, chống dịch trên địa bàn, chủ tịch UBND cấp tỉnh chủ động, kịp thời báo cáo cấp thẩm quyền trước khi quyết định việc tiếp tục thực hiện thời gian giãn cách như đã quyết định hoặc kéo dài thời gian giãn cách như các tỉnh, thành phố bổ sung nêu trên.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương chủ động phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các địa phương để thực hiện nghiêm túc, hiệu quả chỉ thị 16, chú ý bảo đảm nguồn vật tư, trang thiết bị, nhân lực y tế, nhất là đội ngũ y bác sĩ, cán bộ, nhân viên y tế.

Đồng thời bảo đảm an ninh, an toàn, an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, không để bất cứ người dân nào thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu nhu yếu phẩm thiết yếu; đặc biệt chú ý nâng cao hiệu quả điều trị, ưu tiên tối đa nguồn lực cho các ca bệnh nặng.

Thủ tướng cũng lưu ý các địa phương cần chỉ đạo thực hiện nghiêm, có hiệu quả chỉ thị 16, đồng thời kiên quyết không để "chặt ngoài, lỏng trong"; tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện nghiêm chỉ đạo của cấp trên và yêu cầu về giãn cách, không để xảy ra tụ tập đông người.

Song song đó, quan tâm làm tốt công tác an sinh xã hội, nhất là đảm bảo cung ứng kịp thời, đầy đủ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu cho người dân, đặc biệt người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người mất công ăn việc làm do dịch bệnh.

Thủ tướng cũng yêu cầu các địa phương đảm bảo tốt nhất an ninh, trật tự an toàn xã hội; bảo đảm sản xuất, lưu thông hàng hóa an toàn trong nội bộ tỉnh, thành phố và với các địa phương khác; chỉ cho phép hoạt động sản xuất kinh doanh đối với các cơ sở đáp ứng yêu cầu, quy định về phòng chống dịch; không để thừa, thiếu hàng hóa, ách tắc giao thông...

Trong điều kiện phòng, chống dịch cấp bách do chủng virus mới Delta diễn biến nhanh, mạnh, khó lường... với tinh thần vì sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, trước hết, Thủ tướng kêu gọi nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, tự lực, tự cường; chia sẻ, ủng hộ, hưởng ứng và nghiêm túc thực hiện chỉ thị 16, chỉ ra khỏi nhà trong trường hợp thật sự cần thiết và thực hiện nghiêm 5K.

Thủ tướng nhấn mạnh: việc thực hiện chỉ thị 16 không chỉ là trách nhiệm, nghĩa vụ mà còn là quyền lợi của mỗi người dân, vì lợi ích của cộng đồng và vì sự phát triển của đất nước.

Thủ tướng giao Phó thủ tướng Vũ Đức Đam - trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 - trực tiếp chỉ đạo thủ trưởng các bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện, thay mặt Thủ tướng giải quyết các vấn đề cấp bách, phát sinh mới theo thẩm quyền. Các phó thủ tướng, thành viên Chính phủ, lãnh đạo các địa phương thực hiện nghiêm chỉ đạo và phân công của Thủ tướng trong công tác phòng, chống dịch.

Bộ Công thương: Người dân không nên nóng ruột, tích trữ, mua nhiều hàng hóa

* Bộ Công thương đã chuẩn bị cung ứng hàng hóa thiết yếu như thế nào khi áp dụng chỉ thị 16 trên địa bàn 19 tỉnh, thành phố?

- Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải: Theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia và kế hoạch của Bộ Công thương, chúng tôi đã chuẩn bị các kịch bản cho tình huống áp dụng chỉ thị 16 trên 19 tỉnh, thành phố.

Xin khẳng định với người dân và các cấp là chúng ta chuẩn bị đầy đủ nhu yếu phẩm thiết yếu để phục vụ đời sống người dân. Song chúng tôi cũng lưu ý người dân phải chuẩn bị tinh thần là sẽ có những xáo trộn nhất định.

Chúng tôi phối hợp chặt chẽ với TP.HCM và tỉnh, thành phố khác để có phương án vận chuyển hàng hóa đến những nơi áp dụng chỉ thị 16 và đưa đến các nơi cần thiết nhất để người dân thuận tiện trong tiếp cận thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống.

* Vấn đề người dân quan tâm nhất là có đủ hàng, mua ở đâu thuận tiện nhất vì trong thời gian giãn cách sẽ gặp khó khăn khi đi lại. Bộ phối hợp với các địa phương triển khai việc này thế nào?

- Như tôi đã nói, việc đầu tiên là phải đưa mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là lương thực, thực phẩm, đến các địa phương đang áp dụng chỉ thị 16. Tuy nhiên, mỗi địa phương có đặc điểm tình hình khác nhau, đề nghị chính quyền các địa phương phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành trung ương, nhất là Bộ Công thương, để đưa ra khuyến cáo cụ thể với người dân.

Đơn cử như TP.HCM đang dừng hoạt động khoảng 2/3 chợ truyền thống và đầu mối, do đó 30% nhu cầu còn lại của người dân tập trung vào các siêu thị, trung tâm thương mại, do vậy phải tăng giờ bán lên hằng ngày và phải tính đến việc mở lại một số chợ truyền thống với điều kiện bảo đảm quy định phòng chống dịch để tăng đầu mối cung cấp thực phẩm và hàng hóa thiết yếu cho người dân.

Mặt khác, một việc đang được áp dụng thành công, có hiệu quả là tổ chức bán hàng lưu động, không chỉ địa phương mà nhiều cơ quan cũng đã vào cuộc như hệ thống bưu điện, Viettel Post. Thời gian tới, phải có sự phối hợp tốt hơn, nhịp nhàng hơn để phục vụ người dân.

* Ông có khuyến cáo gì khi một số người dân có tâm lý mua hàng tích trữ?

- Chúng ta đã có kinh nghiệm áp dụng chỉ thị 16 tại một số nơi như Bắc Giang, Bắc Ninh, TP.HCM. Xin khẳng định Chính phủ và các bộ ngành luôn đảm bảo đủ hàng phục vụ nhu cầu người dân. Mong người dân bình tĩnh, tin tưởng vào các chỉ đạo, hướng dẫn của các bộ ngành, địa phương, chúng tôi làm hết sức mình để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của người dân.

Nếu người dân đổ xô tới những nơi đông người cũng là một nguy cơ lây nhiễm COVID-19. Người dân không nên nóng ruột, tích trữ mua nhiều hàng hóa, mà cần tuân thủ các quy định, hướng dẫn của các cấp có thẩm quyền, địa phương.

TUỔI TRẺ

Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, UBND TP.HCM chỉ đạo triển khai thiết lập vùng phong tỏa để phòng chống dịch Covid-19 đối với các khu phố 2, 3, 4 thuộc P.An Lạc (Q.Bình Tân); thời gian thực hiện là 14 ngày kể từ 0 giờ ngày 20.6. UBND TP chỉ đạo UBND Q.Bình Tân chủ trì, phối hợp lực lượng liên quan đảm bảo công tác phòng chống dịch Covid-19, an ninh trật tự, chốt chặn tại các tuyến đường, tuyến hẻm ra, vào các khu vực thực hiện phong tỏa; đảm bảo cung ứng đầy đủ nguồn nhu yếu phẩm thiết yếu, lương thực, thực phẩm cho người dân tại khu vực phong tỏa. Trước đó, Q.Gò Vấp cũng đã thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 từ 0 giờ ngày 31.5. Vậy người dân phải hiểu về việc giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg (gọi tắt Chỉ thị 16) thế nào?

Lời hẹn “đoàn viên” bên chốt phong tỏa chống Covid-19 ở quận Bình Tân

Chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết

Cụ thể, theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 được ban hành ngày 31.3.2020 và có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

Chỉ thị 16 quy định địa phương thực hiện theo nguyên tắc: Gia đình cách ly với gia đình; Thôn bản cách ly với thôn bản; Xã cách ly với xã; Huyện cách ly với huyện; Tỉnh cách ly với tỉnh; Phân xưởng, nhà máy sản xuất phải bảo đảm khoảng cách an toàn; Đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn theo quy định.

Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như: mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu; làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa, dừng hoạt động...

Ngoài ra, người dân cần thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2 m khi giao tiếp; không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.

TP.HCM đã nhận tổng cộng bao nhiêu liều vắc xin Covid-19, đã tiêm cho những ai?

Xử lý tài liệu mật mới đến làm việc tại công sở

Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu người đứng đầu doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu trách nhiệm áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch tại cơ sở mình, bảo đảm sức khỏe, an toàn cho người lao động.

Giãn cách chỉ thị 16 là như thế nào

Lực lượng quân đội phun khử khuẩn tại Bệnh viện bệnh nhiệt đới TP.HCM

Ảnh: NGỌC DƯƠNG

Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cơ quan, đơn vị nhà nước bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà. Chỉ những trường hợp thật sự cần thiết, như: trực chiến đấu, trực cơ quan, cung ứng hàng hóa dịch vụ thiết yếu, xử lý tài liệu mật và các nhiệm vụ cần thiết khác theo yêu cầu mới đến làm việc tại công sở.

Đồng thời, tăng cường tổ chức họp trực tuyến. Người đứng đầu chịu trách nhiệm về việc cán bộ, nhân viên lây nhiễm dịch bệnh do không chấp hành nghiêm quy định phòng, chống dịch tại công sở.

'TP.HCM giãn cách xã hội toàn thành phố theo Chỉ thị 16' là tin giả

Dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng

Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ giao Bộ GTVT, UBND các tỉnh, TP chỉ đạo cơ bản dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng. Hạn chế tối đa việc di chuyển từ địa bàn, khu vực này sang địa bàn, khu vực khác.

Dừng việc di chuyển từ vùng có dịch đến các địa phương khác, trừ trường hợp đặc biệt vì lý do công vụ và các trường hợp cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết, xe đưa đón công nhân, chuyên gia của các doanh nghiệp, chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất. Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện thực hiện các quy trình và quản lý chặt chẽ, tránh lây nhiễm chéo trong bệnh viện. Kiểm soát chặt chẽ, yêu cầu kê khai y tế bắt buộc đối với bệnh nhân, người nhà, người chăm sóc bệnh nhân, mỗi một bệnh nhân chỉ được một người chăm sóc.

Thông tin tại cuộc họp vào trưa 19.6, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết, tính đến 18 giờ ngày 18.6, có 1.661 trường hợp mắc bệnh phát hiện tại TP.HCM được Bộ Y tế công bố; trong đó: 1.414 trường hợp nhiễm trong cộng đồng (chiếm tỷ lệ 85,13%), 243 trường hợp nhập cảnh (chiếm tỷ lệ 14,63%), 4 trường hợp lây trong khu cách ly VNA (0,24%). Đã có 370 trường hợp điều trị khỏi, chiếm tỷ lệ 22,28%. Có 2 bệnh nhân tử vong, chiếm tỷ lệ 0,12%. Hiện đang điều trị 1.289 bệnh nhân dương tính (chiếm tỷ lệ 77,60%).

Chủ tịch UBND TP.HCM ông Nguyễn Thành Phong cũng nhấn mạnh, diễn biến của dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn TP đang rất phức tạp và có nhiều điểm mới khó lường. Con số người nhiễm bệnh tăng cao, tăng nhanh và dự báo khả năng con số người nhiễm sẽ tiếp tục tăng trong những ngày tới.

Vì vậy, việc siết chặt, nâng cao hơn mức độ của các biện pháp phòng, chống dịch đang triển khai là phù hợp với yêu cầu của tình hình hiện nay để có thể nhanh chóng kiểm soát và khống chế dịch bệnh, nhất là các chuỗi dịch chưa rõ nguồn lây.

Theo Chỉ thị 16, yêu cầu dừng việc thăm bệnh nhân tại các cơ sở y tế. Có quy định chặt chẽ về tiếp nhận bệnh nhân, không để một cá nhân lây nhiễm làm ảnh hưởng đến hoạt động của toàn bộ bệnh viện.

Tin liên quan