Huyết áp nhịp tim như thế nào là bình thường

Bạn vẫn thường nghĩ nhịp tim tăng thì huyết áp sẽ tăng và ngược lại. Điều này có đúng không? Nhịp tim ảnh hưởng thế nào đến huyết áp? Cùng Hello Bacsi tìm hiểu nhé!

Sự khác nhau giữa huyết áp và nhịp tim

Muốn biết mối quan hệ giữa nhịp tim và huyết áp thì trước tiên chúng ta cần biết sự khác nhau giữa hai chỉ số này. Chỉ số huyết áp và nhịp tim là hai phép đo chỉ số sức khỏe riêng biệt nhưng đều liên quan đến sức khỏe tim mạch của bạn.

Có một mối quan hệ giữa nhịp tim và huyết áp, nhưng chúng không giống nhau. Huyết áp là áp lực máu chảy trong thành động mạch. Các mạch máu có thể được coi như một hệ thống ống dẫn, chúng có thể mở rộng hoặc co lại để kiểm soát huyết áp. Trong khi đó, nhịp tim lại là số lần tim bạn đập trong một phút. Nhịp tim được điều khiển bởi hệ thống điện tim.

Mỗi khi tim bạn đập, nó sẽ co bóp và đẩy máu đi qua mạng lưới các động mạch trong cơ thể. Huyết áp sẽ tăng lên trong thời gian ngắn khi tim đẩy ra nhiều máu hơn để giữ cho tuần hoàn tiếp tục. Giữa các nhịp đập, tim sẽ thư giãn và làm giảm áp lực trở lại. Đó là lý do tại sao mỗi nhịp tim có cảm giác giống như một nhịp đập chứ không phải là một dòng áp lực liên tục như nước chảy qua vòi.

Huyết áp lý tưởng thường được định nghĩa là khi huyết áp tâm thu (áp lực máu khi tim đập) đạt 120 mmHg và huyết áp tâm trương (áp lực máu khi tim thư giãn) đạt 80 mmHg. Trong khi đó, nhịp tim trung bình khi nghỉ ngơi ở một người trưởng thành là từ 60 đến 100 nhịp mỗi phút (BPM).

Bạn có thể quan tâm: Hỏi đáp bác sĩ: Huyết áp 160/110 mmHg có cao không?

Đối với những người bị huyết áp cao, bạn không thể đo nhịp tim để thay thế cho việc đo huyết áp. Ngược lại, đối với người bị rối loạn nhịp tim, việc đo nhịp tim để chẩn đoán và điều trị bệnh vẫn là loại xét nghiệm được ưu tiên.

Huyết áp và nhịp tim là hai chỉ số quan trọng báo hiệu tình trạng sức khỏe của bạn. Thông qua các thông số này mà bạn biết sức khỏe của mình có đang ổn định không. Cùng tìm hiểu xem chỉ số huyết áp và nhịp tim bình thường là bao nhiêu thông qua những chia sẻ bổ ích dưới đây:

Huyết áp nhịp tim bao nhiêu là bình thường, ý nghĩa của nhịp tim đối với sức khỏe con người?

Chỉ số nhịp tim bình thường:

Huyết áp nhịp tim như thế nào là bình thường

Theo các chuyên gia nghiên cứu Y học – Sức khỏe, nhịp tim của người khỏe mạnh dao động từ 60 đến 100 nhịp mỗi phút. Nhịp tim càng thấp thì chứng tỏ tim hoạt động càng hiệu quả và chức năng tim khỏe mạnh. Nhịp tim của vận động viên dao động trong khoảng 40 nhịp/ phút.

Nhịp tim bình thường của người già là bao nhiêu?

Đối với người lớn tuổi hay mắc các bệnh lý của người cao tuổi thì nhịp tim không ổn định, lúc tăng, lúc giảm đặc biệt là khi vận động hoặc sốc tinh thần. Dựa vào thông số và kết quả của báo cáo hiệp hội sức khỏe quốc tế, chúng ta có thể biết được nhịp tim bình thường của người già vào khoảng 60 -100 nhịp/ phút.

Cách xác định nhịp tim của người già:

Có nhiều cách khác nhau để xác định được nhịp tim của người già. Máy đo huyết áp cũng là cách xác định nhịp tim cùng với huyết áp người già một cách nhanh chóng và chính xác. Nhưng nếu bạn không có máy đo huyết áp, bạn có thể xác định nhịp tim bằng cách dễ dàng sau đây:

Kiểm tra mạch đập ở cổ tay bằng cách đặt ngón trỏ và ngón giữa trên cổ tay. Vị trí đặt tay như hình dưới. Tại đây, bạn hãy đếm nhịp đập của mạch là bao nhiêu lần trong 1 phút, số lần này sẽ tương ứng với nhịp tim của bạn.

Nhịp tim nhanh là bao nhiêu?

Nhịp tim nhanh là tình trạng tim đập loạn nhịp bất thường, đập thình thịch gây cảm giác hồi hộp. Tim đập nhanh có thể không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng nếu cứ tiếp tục tình trạng như vậy thì có lẽ đây chính là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý tiềm ẩn, nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Vậy nhịp tim bao nhiêu là nhanh? Cách điều trị và kiểm soát nhịp tim hiệu quả?

Tùy thuộc vào thể trạng, giới tính, độ tuổi mà nhịp tim chuẩn của mỗi người khác nhau. Ở người trưởng thành, khi nghỉ ngơi không vận động, nhịp tim sẽ dao động từ 60 – 100 nhịp/phút. Nếu nhịp tim vượt quá 100 nhịp/ phút thì được xem là tình trạng nhịp tim đập nhanh.

Với những vận động viên chuyên nghiệp, người luyện tập thể thao đều đặn, nhịp tim có thể chỉ khoảng 40 -50 nhịp/ phút. Với những người trên 60 tuôi, nhịp tim chỉ nằm trong khoảng 60-80 nhịp/ phút. Nên ở người cao tuổi, khi tim đập trên 80 nhịp/ phút thì đã xem là tim đập nhanh.

Nhịp tim trên 100 có nguy hiểm không?

Nếu nhịp tim của bạn thường ở trên 100 nhip/ phút thì đây là một vấn đề cần quan tâm. Lúc này, bạn nên đến trung tâm y tế ngay để được khám, chẩn đoán và điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Nếu không điều trị hoặc điều trị trễ, nhịp tim nhanh có thể gây ra các biến chứng như huyết khối, đột quỵ, suy tim, ngừng tim.

Nếu bạn thường xuyên có nhịp tim nhanh trên 100 nhịp/phút, đây là một tình trạng nguy hiểm. Lúc này bạn cần đến trung y tế ngay để được khám, chẩn đoán và điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Nếu không điều trị hoặc điều trị trễ, nhịp tim nhanh có thể gây ra các biến chứng như huyết khối, đột quỵ, suy tim, ngừng tim.

Nhịp tim chậm là bao nhiêu?

Người có nhịp tim dưới 60 lần gọi là nhịp chậm. Ở trẻ sơ sinh và trẻ em, nhịp tim thay đổi theo độ tuổi. Trẻ càng bé nhịp tim càng nhanh, nhịp tim trẻ sơ sinh thường tư 120 – 160 lần/ phút. Vì vậy, nếu nhịp tim dưới 100 lần/ phút, trẻ đã bị nhịp tim chậm.

Nhịp tim chậm có ảnh hưởng gì không?

Nhịp tim chậm có thể là sinh lí như ở những vận động viên, những người tập luyện thể thao nhưng cũng có thể là bệnh lí. Nhịp tim chậm sẽ làm giảm cung lượng tim, giảm tưới máu não và các cơ quan dẫn đến giảm khả năng gắng sức, mệt mỏi, suy tim, có thể ngất và đột tử.

Ý nghĩa của nhịp tim đối với sức khỏe của bạn

Nhịp tim cao báo động nguy cơ mắc các bệnh thiếu máu cơ tim, có thể dẫn đến tình trạng đột quỵ đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng sức khỏe.

Nhịp tim thất thường phản ánh bệnh tim mạch. Tim đập thất thường khiến người bệnh cảm thấy tức ngực, khó thở, tim đập lúc nhanh, lúc chậm và không dứt khoát. Mặc dù đa phần nhịp tim không đầy đủ là không phải là nguyên nhân cấu thành nên sự nguy hiểm. Nhưng nếu dấu hiệu loạn nhịp tim thường xuyên xảy ra thì bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa để sớm có sự thăm khám và tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Tim đập quá chậm phản ánh bệnh tim mạch yếu: Đa số nhiều người nhầm lẫn rằng tim đập quá chậm sẽ khiến tim ngừng đập. Nhưng thật sự hoàn toàn ngược lại, nhịp tim cũng giống như các cơ quan trong cơ thể, chúng cần luyện tập để nâng cao sức mạnh. Cơ tim càng khỏe thì hiệu suất của tim càng cao, tránh được các bệnh hở van tim, các bệnh về tim hiệu quả.

Chỉ số huyết áp bình thường là bao nhiêu?

Khi đo huyết áp, bạn sẽ được 2 trị số đo huyết áp là: huyết áp tối đa ( huyết áp tâm thu), huyết áp tối thiểu ( huyết áp tâm trương ). Chúng ta sẽ căn cứ vào 2 chỉ số này để xem huyết áp của mình có đang ổn định hay không. Dưới đây là bảng phân loại huyết áp bình thường, huyết áp cao:

Huyết áp nhịp tim như thế nào là bình thường

– Huyết áp bình thường: Đối với người lớn, chỉ số huyết áp được coi là bình thường khi có trị số huyết áp tâm thu dưới 120mmHg, trị số huyết áp tâm trương dưới 80mmHg.

– Huyết áp cao: trị số huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên, hoặc huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên, được chuẩn đoán là cao huyết áp.

– Huyết áp thấp: Hạ huyết áp hay huyết áp thấp xảy ra khi huyết áp tâm thu ở dưới mức 90 mmHg, hoặc giảm 25 mmHg so với bình thường.

–Tiền cao huyết áp: Khi trị số của nó nằm giữa huyết áp bình thường và huyết áp cao ( Huyết áp tâm trương từ 80- 89 mmHg, hoặc trị số huyết áp tâm thu có trị số từ 120 – 139 mmHg), thì được coi là tiền cao huyết áp.

Để kết luận một người bị tăng huyết áp hay không cần căn cứ vào trị số huyết áp của nhiều ngày. Vì vậy cần thường xuyên đo huyết áp tại nhà bằng máy đo huyết áp gia đình. Bởi vì huyết áp có thể thay đổi do cảm xúc, tâm trạng, tình trạng bệnh nên khi đo cần lưu ý tư thế đo, ngồi thư giãn để tinh thần thoải mái để cho kết quả chính xác.

Những lưu ý khi sử dụng máy đo huyết áp tại nhà:

Đối với máy đo huyết áp bắp tay:

Tư thế đo:

Huyết áp nhịp tim như thế nào là bình thường

Khi ngồi:

thẳng lưng, tay đặt lên bàn, để bắp tay ngang tim, nếu mặc nhiều lớp áo thì phải cởi lớp áo ngoài để lộ bắp tay, quấn vòng bít quanh bắp tay, không lỏng quá hoặc chặt quá. Khoảng cách giữa ghế và mặt bàn nên ở mức 25-30 cm.

Bạn hoàn toàn có thể đo huyết áp ở cả tay trái hoặc tay phải.

Nên đo huyết áp cùng 1 thời điểm mỗi ngày, thời điểm đo tốt nhất là sau khi ngủ dậy khoảng 1 giờ.

Nên chọn nơi đo ở nơi yên tĩnh, ở tư thế thoải mái, chọn nơi đo huyết áp có thông thoáng, không quá nóng hoặc quá lạnh.