Nghệ thuật của tác phẩm văn học là gì

Khái niệm nghệ thuật là gì?

Nghệ thuật là sự sáng tạo trong mọi hoạt động để tạo ra các sản phẩm (có thể là sản phẩm vật thể hay phi vật thể) chứa đựng giá trị lớn về tư tưởng, tinh thần, có tính nhân văn và thẩm mĩ, mang tới giá trị văn hóa chạm sâu tới cảm xúc của con người, khán giả thưởng thức nghệ thuật.

Nghệ thuật là những cái hay, cái đẹp để khán giả chiêm nghiệm và ngưỡng mộ bởi kỹ năng, trình độ, kĩ xảo cao vượt lên trên mức thông thường. Theo nghĩa này thì đây là một trong những tác phẩm nghệ thuật hay một nghệ sỹ cụ thể.

Khi được gọi là nghệ thuật là khi nghề nghiệp đó đạt đến mức hoàn hảo về trình độ điêu luyện và siêu việt. Theo định nghĩa này thì đòi hỏi một tài năng đặc biệt riêng biệt từng lĩnh vực.

Bạn đang xem:

Nghệ thuật của tác phẩm văn học là gì

Nghệ thuật là gì?

Xem thêm:

Hiểu một cách đơn giản và dễ hiểu thì bạn có thể hiểu nghệ thuật qua 2 nghĩa cơ bản như:

Loại hình sáng tác văn học làm lay động tư tưởng và cảm xúc của con người. (Ví dụ: Điện ảnh, âm nhạc, hội họa,…) Những kỹ năng trong cuộc sống đạt đến mức độ chuyên nghiệp. (Ví dụ: nghệ thuật nấu ăn,…)

XEM THÊM: Tổng kết văn học nước ngoài

1. Khái niệm tác phẩm văn học

Tác phẩm văn học là công trình nghệ thuật bằng ngôn từ, là kết quả hoạt động lao động nghệ thuật của cá nhân nhà văn, hoặc kết quả nỗ lực sáng tác của tập thể. Đây là đơn vị độc lập cơ bản của đời sống văn học.

Tác phẩm có thể tồn tại bằng hình thức ngôn bản truyền miệng hoặc hình thức văn bản nghệ thuật (được ghi giữ bằng văn tự); có thể được tạo thành bằng văn vần hoặc văn xuôi; và bao giờ cũng thuộc một loại văn học (tự sự, trữ tình, kịch), một thể tài văn học nhất định. Độ dài của tác phẩm văn học có thể từ một câu (tục ngữ, ca dao, cách ngôn, đề từ,…) đến hàng ngàn vạn câu (sử thi, tiểu thuyết nhiều tập,…).

Mỗi tác phẩm là một hệ thống phức tạp gồm hàng loạt các yếu tố thuộc những bình diện khác nhau (đề tài, chủ đề, tư tưởng, kết cấu, ngôn ngữ, hình tượng, nhân vật, cốt truyện…). Ở những sáng tác có giá trị, sự kết hợp và tác động lẫn nhau giữa các yếu tố này khiến tác phẩm trở thành một chỉnh thể nghệ thuật, mang tính thống nhất hữu cơ giữa nội dung thẩm mĩ và hình thức nghệ thuật.

Tác phẩm văn học là phát ngôn phức hợp của người sáng tác ra nó; là sự phản ánh, khúc xạ, vang hưởng, dự cảm… của đời sống hiện thực; là đối tượng tích cực của sự tiếp nhận (cảm thụ) văn học.

Xét từ chức năng giao tiếp và đời sống lịch sử, tác phẩm văn học không phải là một sản phẩm cố định, bất biến, không phải là một đối tượng vật thể (tuy nó tồn tại thông qua những dạng vật chất, vật liệu: tiếng nói, chữ viết, trang sách in…); tác phẩm văn học chủ yếu là một thực thể tinh thần, một tổng thể những hàm nghĩa phức hợp. Vì vậy, tác phẩm tồn tại ở dạng khả biến. Ngôn bản, qua truyền miệng, văn bản qua sao chép hoặc tái bản đều phát sinh dị bản (nhiều trường hợp là những dị bản ngang quyền nhau). Sự cảm thụ bởi độc giả, sự lí giải bởi giới nghiên cứu, phê bình, bởi dư luận xã hội từng thời đại – đều làm phát sinh những phán đoán, đánh giá ít nhiều khác nhau về nội dung thẩm mĩ của tác phẩm. Như vậy, có thể coi tác phẩm văn học như là sự thống nhất giữa những hàm nghĩa thẩm mĩ tư tưởng đã được mã hóa trong văn bản và sự cảm thụ, lí giải bởi những thời đại và thế hệ công chúng khác nhau. Đây là sự thống nhất giữa cái tuyệt đối (mã hóa) và cái tương đối (sự giải mã bằng các cách đọc, lí giải, cảm thụ). Tất nhiên, chỉ có thể nói tới sự thống nhất này ở trường hợp những tác phẩm lớn, được tiếp nhận tích cực, rộng rãi. Tính xác định của tác phẩm văn học như một thực thể tinh thần chính là nằm trong tương quan giữa cái tuyệt đối và cái tương đối nói trên.

1. Tác phẩm văn học là gì?

Nghệ thuật của tác phẩm văn học là gì
Một tác phẩm văn học của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh

Thế nào là tác phẩm văn học? Đây được định nghĩa như một công trình nghệ thuật ngôn từ, là kết quả của tiến trình lao động trí óc của cá nhân hoặc của cả một tập thể mà được người ta gọi với danh từ nhà văn. Một tác phẩm văn học là sáng tác cụ thể, văn bản bằng ngôn ngữ hoàn chỉnh không những mang một ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà còn có tính thẩm mỹ - là vẻ đẹp chủ yếu tương ứng với cảm hứng và chủ đề tác phẩm.

Về nội dung, trong tác phẩm văn học mô phỏng lại cuộc sống, vẽ lên một bức tranh sống động về hoạt động của con người, con vật, đồ vật,… Thông qua bức tranh đó, người viết có thể gửi gắm, truyền đạt tới độc giả những tâm tư, tình cảm, tư tưởng và thể hiện được cả thái độ cá nhân trước những bất bình trong cuộc sống hiện thực. Nhân vật trong tác phẩm văn học không nhất thiết phải là người, nhà văn với trí sáng tạo của mình hoàn toàn có thể mượn hình ảnh con vật, đồ vật,… để phản ánh gián tiếp thực tại cuộc sống có thăng, có trầm, có vui vẻ, có hạnh phúc nhưng cũng có không ít bất hạnh, tủi nhục.

Cuộc sống hiện thực được phản ảnh trong tác phẩm văn học là cuộc sống đã thông qua tầm hồn nhân vật được phác họa lại bởi màu sắc văn học đặc sắc của người viết. Để rồi qua đó một thế giới đầy sống động được hé lộ, người đọc có thể cảm nhận, đôi khi còn bị cuốn vào vòng cảm xúc ấy. Chủ đề xuất hiện trong tác phẩm văn học đâu nhất thiết cứ phải là thực tế, không ai có thể ngăn cấm sự sáng tạo với những viễn tưởng thời Hy Lạp viết nên những câu chuyện khác thường về chúa trời, về bà tiên, ông bụt và cả những sự kiện lịch sử về lũ lụt thông qua câu chuyện Sơn Tinh – Thủy Tinh,…

Một tác phẩm văn học ra đời là đứa con tinh thần được thai nghén trong khoảng thời gian, trong đó đặt cả tâm huyết của nhà văn. Ở đó ta bắt gặp những cung bậc, tình cảm, trạng thái, cảm xúc mà thường vẫn gặp những đôi khi lại khó diễn tả được bằng lời,..

Về hình thức, tác phẩm văn học tồn tại có thể dưới nhiều phương diện ngôn ngữ: Là ngôn bản truyền miệng hoặc hình thức văn bản được ghi lại bằng văn tự cụ thể. Có thể được tạo thành bằng văn vần – những bài thơ hay văn xuôi với các thể loại nhất định như tự sự, trữ tình, kịch, nhật ký, tùy bút và ký hoặc một thể tài văn học nhất định như hài kịch, bi kịch, thơ trào phúng, thơ tự do, truyện tiếu lâm, truyện ngắn, tiểu thuyết,…