Nguyên nhân và tác hại của ô nhiễm môi trường

1471 Lượt xem - Update nội dung: 29-08-2022 09:48

Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí đang ở mức báo động ở nước ta nói riêng và trên thế giới nói chung. WHO gọi ô nhiễm không khí là “sát thủ thầm lặng” bởi có đến 92% dân số trên thế giới đang sống trong bầu không khí bị ô nhiễm.

Trong bài viết dưới đây, môi trường Hợp Nhất xin cung cấp một số thông tin đến quý bạn đọc về nguyên nhân và tác hại của ô nhiễm không khí.

Nguyên nhân và tác hại của ô nhiễm môi trường

1. Thực trạng đáng lo ngại từ ô nhiễm không khí 

Theo số liệu từ Báo cáo thường niên về chỉ số môi trường (EPI), nước ta là một trong những quốc gia đứng top đầu về chịu tác động của biến đổi khí hậu và thuộc top 10 nước ô nhiễm không khí ở khu vực châu Á. Theo đó, TP. HCM và Hà Nội là 2 thành phố có tình trạng ô nhiễm không khí trầm trọng nhất.

Ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây ra khoảng 3,8 triệu ca tử vong hàng năm trong đó có 20% số ca tử vong có liên quan đến các bệnh về đường hô hấp và phơi nhiễm bụi mịn.

2. Ô nhiễm không khí do nguyên nhân nào?

2.1. Nguyên nhân tự nhiên

  • Cháy rừng: Là một trong những quy luật thiên nhiên khắc nghiệt thường xảy ra vào mùa khô, nắng nóng kéo dài, lá cây khô héo rất dễ bén lửa. Thêm vào đó, hoạt động phát dọn, đốt nương chuẩn bị cho mùa vụ mới của người dân cũng tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng. Khói bụi từ các đám cháy rừng gia tăng biến đổi khí hậu và phát thải khí nhà kính.
  • Núi lửa phun trào: Núi lửa phun trào đã giải phóng một lượng khí lưu huỳnh đioxit và khí cacbonic khiến không khí bị ô nhiễm nặng nề.
  • Lốc xoáy, bão cát: Bão cát thường xuất hiện ở các khu vực sa mạc và vùng Bắc Phi, bán đảo Arab. Ở những nơi bình nguyên trống trải, không có cây cối đã tạo điều kiện cho gió mang bụi cát đi xa, gây ô nhiễm không khí.

Nguyên nhân và tác hại của ô nhiễm môi trường
Các hoạt động từ tự nhiên cũng có thể gây ô nhiễm không khí

2.2. Nguyên nhân từ con người

- Sản xuất công nghiệp, nông nghiệp

- Các ngành công nghiệp như nhiệt điện, hóa chất, dệt, phân bón luyện kim, thực phẩm, cơ khí đã thải một lượng rất lớn các chất gây ô nhiễm vào bầu không khí như: nitơ  đioxit, nitơ oxit, SO2, CO, H2S, hợp chất flo, bụi kim loại nặng như sắt, đồng, chì, thiếc, niken, v.v…

- Bên cạnh đó, các hoạt động nông nghiệp như phun thuốc trừ sâu đốt rẫy, đốt rơm rạ cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí.

- Phương tiện giao thông: Chỉ đứng sau hoạt động sản xuất công nghiệp, lượng khí thải từ các phương tiện giao thông vận tải góp 24,34% lượng carbon mỗi năm (theo báo cáo từ Cơ quan năng lượng quốc tế IEA). Đặc biệt, đối với các loại phương tiện giao thông cũ kỹ, đã quá hạn sử dụng, chưa được xử lý hệ thống xả khí thải vượt tiêu chuẩn cho phép khiến không khí ô nhiễm nặng nề.

- Đốt rác thải: Đốt rác tự phát tại các bãi tập kết rác không chỉ tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ mà còn là tác nhân gây ô nhiễm không khí, những luồng khí độc hại, bụi bặm từ các bãi đốt rác không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân sống gần khu vực đó mà còn gây ảnh hưởng xấu đến bầu khí quyển.

Nguyên nhân và tác hại của ô nhiễm môi trường
Hoạt động từ con người, xe cộ là nguyên nhân góp phần làm ô nhiễm không khí

3. Tác hại từ ô nhiễm không khí

3.1. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người

Theo số liệu thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới, cứ 10 người thì có đến 9 người hít phải không khí bị ô nhiễm. Không khí nhiễm bẩn là nguyên nhân gây ra các bệnh về hô hấp, suyễn, tim mạch, đột quỵ, ung thư phổi, các bệnh về da. Cũng theo WHO, mỗi năm trên thế giới có khoảng 7 triệu người tử vong do các bệnh lý liên quan đến ô nhiễm không khí.

3.2. Đối với động thực vật

Ô nhiễm không khí gây mất cân bằng sinh thái, hóa chất ô nhiễm trong không khí như amoniac, đioxit làm cho động, thực vật giảm khả sức đề kháng, cây cối bị cháy, rụng lá, không thể đơm hoa kết trái. Ngoài ra, mưa axit gây tổn hại nghiêm trọng đối với động thực vật dưới nước, làm thay đổi chất lượng nước. Ngoài ra, mưa axit còn giết chết các sinh vật có lợi cho mùa màng.

3.3. Thiệt hại về kinh tế

Không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và đời sống động thực vật, ô nhiễm không khí cũng gây ra hàng loạt các vấn đề về kinh tế, xã hội. Cụ thể, theo báo cáo của Ngân hàng thế giới, ô nhiễm không khí gây thiệt hại kinh tế toàn cầu khoảng 225 tỷ đô la mỗi năm. Còn tại nước ta, mức thiệt hại này khoảng 10 tỷ đô la mỗi năm.

3.4. Biến đổi khí hậu

Ô nhiễm môi trường ngoài các tác động về kinh tế, đời sống, sức khỏe thì còn là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay. Thông tin về biến đổi khí hậu có thể tham khảo thêm tại đây

Nguyên nhân và tác hại của ô nhiễm môi trường
Hậu quả của ô nhiễm môi trường có thể làm biến đổi khí hậu toàn cầu

4. Biện pháp khắc phục

Để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí, mỗi cá nhân chúng ta hãy chung tay góp sức từ những thói quen sinh hoạt thường ngày như:

  • Đi lại bằng phương tiện công cộng.
  • Thường xuyên bảo trì xe để tránh thải khí đen độc hại ra môi trường.
  • Tích cực trồng cây xanh.
  • Đối với các công ty, nhà máy, xí nghiệp có hoạt động sản xuất sinh khói bụi, thì nên xây dựng trạm xử lý khí thải trước khi thải trực tiếp ra môi trường.

Bên trên là thông tin về ô nhiễm không khí, đây là một vấn đề môi trường cần được mọi người quan tâm. Các góp ý sửa đổi, bổ sung nội dung bạn có thể để lại bình luận hoặc liên hệ bộ phận biên tập của moitruonghopnhat.com để góp ý. Xin cảm ơn.

Nguồn: tổng hợp