Quyền chủ quyền của quốc gia đối với vùng nội thủy là gì

Quyền chủ quyền của quốc gia đối với vùng nội thủy là gì
Đảo Trường Sa nhìn từ trên cao

Chủ quyền của quốc gia ven biển là quyền tối cao của quốc gia được thực hiện trong phạm vi vùng biển của quốc gia đó. Các quốc gia ven biển có chủ quyền đối với vùng nước nội thuỷ và lãnh hải của mình cũng như đối với vùng trời bên trên, vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên dưới các vùng nước đó.

1. Nội thuỷ (Internal Waters)

Điều 8 khoản 1Công ước Luật Biển 1982 quy định:“các vùng nước ở phía bên trong đường cơ sở của lãnh hải thuộc nội thuỷ quốc gia”. Như vậy, nội thuỷ được hiểu là tất cả các vùng nước được giới hạn giữa một bên là đường bờ biển của lãnh thổ đất liền hay lãnh thổ đảo của một quốc gia với một bên là đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải cũng như các vùng biển khác thuộc thẩm quyền tài phán của quốc gia đó. Ví dụ như các vùng nước cảng biển, vũng tàu, cửa sông, vịnh...

Trong vùng nước nội thuỷ, các quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ như trên lãnh thổ đất liền của mình.Tàu thuyền nước ngoài muốn ra vào vùng nước nội thuỷ phải xin phép quốc gia ven biển và phải tuân theo luật lệ của quốc gia đó. Quốc gia ven biển có quyền không cho phép tàu thuyền đó được hoạt động trong vùng nước nội thuỷ của quốc gia mình. Tuy nhiên, vẫn có đôi chút khác biệt giữa chủ quyền trong vùng nước nội thuỷ và chủ quyền trên lãnh thổ đất liền ở một số trường hợp cụ thể:

- Vùng nước nội thủy tại các cảng biển quốc tế theo chế độ tự do thông thương cho tàu thuyền thương mại (Công ước Geneva 09-12-1923). Tàu chạy bằng năng lượng nguyên tử chỉ được vào cảng quốc tế khi có thỏa thuận giữa quốc gia ven biển và quốc gia tàu mang cờ.

- Khi quốc gia ven biển áp dụng đường cơ sở thẳng làm cho những vùng nước trước đây chưa phải là nội thủy trở thành nội thủy, thì chế độ đi qua không gây hại vẫn áp dụng với vùng nước nội thủy đó.

- Tàu thuyền nước ngoài được đặt dưới thẩm quyền tuyệt đối của quốc gia ven biển về trật tự, an ninh, cảnh sát, y tế, hàng hải. Quốc gia ven biển có quyền khám xét trên boong.

- Tàu nhà nước dùng vào mục đích không thương mại và tàu quân sự nước ngoài được hưởng quyền miễn trừ. Thẩm quyền tài phán hình sự của quốc gia cảng đối với các tàu này chỉ được thực hiện khi:

+ Tội phạm xảy ra trên boong tàu, người thực hiện hành vi là người ngoài thủy thủ đoàn và nạn nhân là người thuộc thủy thủ đoàn. Trường hợp này, quốc gia cảng có thẩm quyền nhưng quốc gia tàu mang cờ cũng có thẩm quyền;

+ Tội phạm xảy ra trên boong tàu, người thực hiện hành vi và nạn nhân đều không thuộc thủy thủ đoàn, thì quốc gia cảng có thẩm quyền tuyệt đối;

+ Nếu thành viên thủy thủ đoàn phạm tội ngoài tàu thì quốc gia cảng có thể bắt giữ nhưng phải trao trả ngay cho thuyền trưởng nếu ông ta yêu cầu.

Điều 8, khoản 2 của Công ước 1982, còn trù định một chế độ quyền qua lại không gây hại của tàu thuyền nước ngoài trong các vùng nước trước kia chưa được coi là nội thuỷ nhưng do việc vạch đường cơ sở thẳng phù hợp với Điều 7 của Công ước 1982 đã bị gộp vào nội thuỷ. Như vậy, Công ước 1982 lần đầu tiên đã phân biệt thêm một vùng nước nội thuỷ trong đó tồn tại quyền qua lại không gây hại của tàu thuyền nước ngoài. Một quốc gia có thể có nhiều vùng nước nội thuỷ với các chế độ pháp lý khác nhau: nội thuỷ, nội thuỷ trong đó quyền qua lại vô hại của tàu thuyền được tôn trọng và vùng nước lịch sử được đặt dưới chế độ nội thuỷ.

2. Lãnh hải (Territorial Sea)

Lãnh hải là vùng biển nằm phía ngoài vùng nước nội thuỷ và có chế độ pháp lý tương tự như lãnh thổ đất liền. Chiều rộng lãnh hải của mỗi quốc gia ven biển tối đa là 12 hải lý (1 hải lý = 1,852 km) tính từ đường cơ sở. Điều 3 của Công ước Luật biển 1982 nêu rõ: “Mọi quốc gia có quyền ấn định chiều rộng lãnh hải của mình; chiều rộng này không vượt quá 12 hải lý kể từ đường cơ sở được vạch ra theo đúng Công ước”. Đường ranh giới phía trong của lãnh hải chính là đường cơ sở, và đường ranh giới phía ngoài là đường thẳng song song với đường cơ sở và cách đường cơ sở một khoảng cách chính bằng chiều rộng của lãnh hải. Đường ranh giới phía ngoài của lãnh hải được coi là biên giới quốc gia trên biển.

Lãnh hải được coi như một bộ phận hữu cơ của lãnh thổ quốc gia, trên đó quốc gia ven biển cũng có chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ song không tuyệt đối như trong vùng nước nội thuỷ. Quốc gia ven biển thực hiện thẩm quyền riêng biệt về phòng thủ quốc gia; an toàn hàng hải, điều phối giao thông đường biển; bảo vệ các thiết bị, công trình, hệ thống đảm bảo hàng hải; bảo vệ tuyến dây cáp và ống dẫn ở biển; bảo tồn tài nguyên sinh vật biển; ngăn ngừa vi phạm pháp luật của quốc gia ven biển liên quan đến đánh bắt hải sản; bảo vệ môi trường biển; nghiên cứu khoa học biển; và ngăn ngừa các vi phạm về hải quan, thuế khóa, nhập cư, y tế và quy định hành lang để tàu thuyền đi qua. Tuy nhiên, trong lãnh hải, các tàu thuyền nước ngoài có quyền đi qua không gây hại.

Theo

Công ước luật biển năm 1982 đã định ra khung pháp lý cho các quốc gia trong việc xác định các vùng biển và Quy chế pháp lý của chúng; xác định ranh giới, biên giới trên biển giữa các quốc gia. Theo Công ước thì mỗi quốc gia ven biển có năm vùng biển, bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Vậy vùng nội thủy là gì? Vùng nội thủy bao gồm những khu vực nào? Chủ quyền đối với vùng nội thủy là gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.

Quyền chủ quyền của quốc gia đối với vùng nội thủy là gì
Vùng nội thủy là gì

Vùng nội thuỷ là vùng nước nằm phía bên trong của đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải, tại đó các quốc gia ven biển thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ như trên lãnh thổ đất liền.

Điều 8 Công ước luật biển năm 1982 quy định: “Trừ trường hợp đã được quy định ở phần IV, các vùng nước ở phía bên trong đường cơ sở của lãnh hải thuộc nội thuỷ của quốc gia”. Phần IV – phần được loại trừ ở đây là phần quy định về quốc gia quần đảo, quy định rằng: “Ở phía trong vùng nước quần đảo, quốc gia quần đảo có thể vạch những đường khép kín để hoạch định ranh giới nội thuỷ của mình theo đúng các điều 9, Điều 10, Điều 11” (Điều 50 của Công ước về hoạch định ranh giới nội thủy).

Theo pháp luật Việt Nam, vùng nội thủy được định nghĩa tại Điều 9 Luật Biển Việt Nam 2012 như sau: “Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam“. Nhà nước thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ đối với nội thủy như trên lãnh thổ đất liền.

Vùng nước nội thuỷ được xác định bao gồm:

  • Các vùng nước cảng biển;
  • Các vũng tàu;
  • Cửa sông;
  • Các vịnh;
  • Các vùng nước nằm kẹp giữa lãnh thổ đất liền;
  • Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.

Quốc gia ven biển có chủ quyền tuyệt đối, hoàn toàn và đầy đủ như trên đất liền đối với vùng nước nội thủy thuộc lãnh thổ quốc gia. Tuy nhiên, chủ quyền này chỉ được áp dụng đối với con tàu chứ không phải đối với cá nhân, pháp nhân và người nước ngoài ở trên tàu đó.

Trong vùng nước nội thuỷ, quốc gia ven biển không được thực hiện quyền tài phán hình sự và dân sự trên tàu, nếu có sự vi phạm thì chỉ phải chịu xử phạt vi phạm hành chính hoặc là bồi thường thiệt hại.

Theo đó, quốc gia ven biển chỉ được thực hiện quyền tài phán hình sự, dân sự trong các trường hợp như sau:

  • Khi chủ tàu, thuyền trưởng yêu cầu;
  • Cơ quan lãnh sự của quốc gia mà tàu mang cờ yêu cầu can thiệp hoặc khi sự vi phạm hoặc hậu quả của sự vi phạm ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự công cộng của quốc gia ven biển.

Điều này dựa trên cơ sở được quy định tại khoản 2 Điều 25 về quyền bảo vệ của quốc gia ven biển:

“Đối với tàu thuyền đi vào vùng nội thuỷ hoặc vào một công trình cảng ở bên ngoài vùng nội thuỷ đó, quốc gia ven biển cũng có quyền thi hành những biện pháp cần thiết để ngăn ngừa mọi sự vi phạm đối với các điều kiện mà tàu thuyền này buộc phải tuân theo để được phép vào vùng nội thuỷ hay công trình cảng nói trên”.

Khoản 1 Điều 218 về các quyền hạn của quốc gia có cảng:

“Khi một chiếc tàu tự ý có mặt ở trong một cảng hay ở một công trình cảng cuối cùng ngoài khơi, quốc gia có cảng có thể mở một cuộc điều tra và khi có các chứng cứ để chứng minh, có thể khởi tố đối với bất kỳ sự thải đổ nào do chiếc tàu tiến hành ở ngoài nội thuỷ, lãnh hải hay vùng đặc quyền kinh tế của mình, vi phạm các luật và quy phạm quốc tế có thể áp dụng, được xây dựng qua trung gian của tổ chức quốc tế có thẩm quyền hay qua một Hội nghị ngoại giao chung”.

Khoản 3 Điều 218 về các quyền hạn của quốc gia có cảng:

“Khi một con tàu tự ý có mặt ở trong một cảng hay ở một công trình cảng cuối cùng ngoài khơi, quốc gia có cảng cố gắng chấp nhận những đơn yêu cầu điều tra của bất kỳ quốc gia nào khác về việc thải đổ có khả năng gây ra vụ vi phạm đã nêu ở khoản 1 có thể đã xảy ra trong nội thuỷ, lãnh hải hay vùng đặc quyền về kinh tế của quốc gia yêu cầu, và có thể đã gây ra ô nhiễm hay có nguy cơ gây ô nhiễm cho các vùng này. Quốc gia có cảng cũng cố gắng chấp nhận đơn yêu cầu điều tra của quốc gia mà tàu mang cờ về những vi phạm như thế, bất kể các vụ vi phạm này đã có xảy ra ở đâu”.

Trên đây là một số thông tin liên quan để tìm hiểu vùng nội thủy là gì. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích đối với bạn. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về vùng nội thủy là gì hoặc cần hỗ trợ tư vấn pháp lý, sử dụng các dịch vụ từ Công ty Luật ACC, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

  • Email:
  • Hotline: 1900 3330
  • Zalo: 084 696 7979