Thuốc điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Thuốc điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Mặc dù các ý nghĩ ám ảnh và hành vi cưỡng chế thường đi chung với nhau , ở một số bệnh nhân nên xác định rõ nhóm triệu chứng nào là nổi bật vì chúng đáp ứng với những cách điều trị khác nhau.

ĐIỀU TRỊ

Điều trị tâm lý: Các liệu pháp tâm lý, trong đó có liệu pháp tâm lý nâng đỡ có kết quả trong điều trị rối loạn ám ảnh cưỡng chế, giúp cho người bệnh có thể tiếp tục làm việc và thích ứng với xã hội.

Chỉ khi nào có các nghi thức ám ảnh hoặc lo âu nặng nề thì mới cần nhập viện và sự tách khỏi các sang chấn từ môi trường bên ngoài sẽ làm giảm bớt các triệu chứng.

Ngoài ra, tâm lý liệu pháp còn phải chú ý đến gia đình người bệnh cung cấp cho họ sự nâng đỡ về tâm lý, an ủi, giải thích và hướng dẫn cho họ cách cư xử với người bệnh nhằm làm giảm bớt các xung đột gia đình do rối loạn gây ra.

Điều trị hành vi: Nhiều tác giả cho điều trị hành vi là điều trị ưu tiên đối với rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Điều trị hành vi có thể được tiến hành cả ở khoa nội trú lẫn ngoại trú và có kết quả trong 60 – 75% các trường hợp. Các phương pháp giải mẫn cảm, gây ngập lụt (flooding) , tạo phản xạ ghê sợ… có thể được dùng cho những bệnh nhân này. Một số tác giả dùng phương pháp ngăn chặn đáp ứng (response prevention) trong đó đôi khi người bệnh bị buộc không được thực hiện các hành vi cưỡng chế.

Điều trị bằng thuốc: Được sử dụng như là phương pháp điều trị hàng đầu đối với rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Việc điều trị phải tiếp tục trong thời gian từ 6 – 12 tháng trước khi dự định ngưng thuốc. Một số thuốc để điều trị Rối loạn ám ảnh cưỡng chế như Clomipramine, thuốc chống trầm cảm tác dụng trên hệ Serotoninergic và Phenelzine,.. Tùy vào từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chọn một loại phù hợp với tình trạng bệnh.

Điều trị bằng phẫu thuật: Chỉ dùng cho những bệnh nhân bị rối loạn nặng nhất và không đáp ứng với tất cả các phương pháp điều trị trên. Phẫu thuật thần kinh nhằm làm gián đoạn đường liên lạc giữa đôi thị thùy trán được ghi nhận là có hiệu quả ở những bệnh nhân này.

  • 1. Uhre CF, Uhre VF, Lonfeldt NN, et al: Systematic review and meta-analysis: Cognitive-behavioral therapy for obsessive-compulsive disorder in children and adolescents. J Am Acad Child Adolesc Psychiatry 59(1)59:64-77, 2020. doi: 10.1016/j.jaac.2019.08.480

  • 2. Geller DA, Biederman J, Stewart SE, et al: Which SSRI? A meta-analysis of pharmacotherapy trials in pediatric obsessive-compulsive disorder. Am J Psychiatry 160(11):1919-1928, 2003. doi: 10.1176/appi.ajp.160.11.1919

  • 4. Fitzgerald KD, Stewart CM, Tawile V, et al: Risperidone augmentation of serotonin reuptake inhibitor treatment of pediatric obsessive compulsive disorder. J Child Adolesc Psychopharm 9(2):115-123, 1999. doi: 10.1089/cap.1999.9.115

  • 5. Figueroa Y, Rosenberg DR, Birmaher B, et al: Combination treatment with clomipramine and selective serotonin reuptake inhibitors for obsessive-compulsive disorder in children and adolescents. J Child Adolesc Psychopharmacol 8(1):61-67, 1998. doi: 10.1089/cap.1998.8.61

  • 6. Simeon JG, Thatte S, Wiggins D: Treatment of adolescent obsessive-compulsive disorder with a clomipramine-fluoxetine combination. Psychopharmacol Bull 26(3):285-290, 1990.

  • 7. McDougle CJ, Price LH, Goodman WK, et al: A controlled trial of lithium augmentation in fluvoxamine-refractory obsessive-compulsive disorder: Lack of efficacy. J Clin Psychopharmacol 11(3):175-184, 1991.

  • 8. Grant PJ, Joseph LA, Farmer CA, et al: 12-week, placebo-controlled trial of add-on riluzole in the treatment of childhood-onset obsessive-compulsive disorder. Neuropsychopharmacology 39(6):1453-1459, 2013. doi: 10.1038/npp.2013.343

  • 9. Afshar H, Roohafza H, Mohammad-Beigi HM, et al: N-acetylcysteine add-on treatment in refractory obsessive-compulsive disorder: A randomized, double-blind, placebo-controlled trial. J Clin Psychopharmacol 32(6):797-803, 2012. doi: 10.1097/JCP.0b013e318272677d

  • 10. Sarris J, Oliver G, Camfield DA, et al: N-acetyl cysteine (NAC) in the treatment of obsessive-compulsive disorder: A 16-week, double-blind, randomised, placebo-controlled study. CNS Drugs 29(9):801-809, 2015. doi: 10.1007/s40263-015-0272-9

  • 11. DeVeaugh-Geiss J, Moroz G, Beiderman J, et al: Clomipramine hydrochloride in childhood and adolescent obsessive-compulsive disorder—A multicenter trial. J Am Acad Child Adolesc Psychiatry 31(1):45-49, 1992. doi: 10.1097/00004583-199201000-00008

  • 12. Mundo E, Maina G, Uslenghi C: Multicentre, double-blind, comparison of fluvoxamine and clomipramine in the treatment of obsessive-compulsive disorder. Int Clin Psychopharmacol 15(2):69-76, 2000. doi: 10.1097/00004850-200015020-00002