Tiêm vaccine vero cell cho con bú được không

NGỌC TRÂM   -   Thứ hai, 04/10/2021 18:14 (GMT+7)

Trong 2 ngày 4.10 và 05.10.2021, 300 phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú sẽ được tiêm vaccine theo quyết định của Bộ Y tế và Công văn của Sở Y tế TP Cần Thơ. 

Cụ thể, đối tượng được tiêm ngừa là phụ nữ mang thai từ 13 tuần và phụ nữ đang cho con bú có địa chỉ ở quận Ninh Kiều và quận Cái Răng, TP Cần Thơ. Theo dự kiến, khoảng 300 liều vaccine sẽ được tiêm cho những người thuộc đối tượng trên. 

Tiêm vaccine vero cell cho con bú được không
Trước khi tiêm vaccine, phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú được kiểm tra sức khỏe cẩn thận.

Trước khi thực hiện tiêm vaccine, phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú sẽ được xét nghiệm nhanh COVID-19 miễn phí. Đối với phụ nữ mang thai, bác sĩ sẽ tư vấn thai kỳ, siêu âm thai, khám sàng lọc trước tiêm, đảm bảo chỉ định tiêm chủng chính xác.

Bên cạnh đó, Biệt đội Cấp Cứu 916 luôn sẵn sàng quy trình Code Blue, xử trí nhanh phản ứng sau tiêm để đảm bảo an toàn tốt nhất cho mẹ và bé.

Tiêm vaccine vero cell cho con bú được không
Tiêm vaccine COVID-19 là cách tốt nhất giúp thai phụ giảm nguy cơ bị nhiễm bệnh và lây nhiễm cho người khác, nguy cơ chuyển từ mức độ nhẹ, trung bình sang mức độ nặng, nguy kịch.

Sau khi theo dõi 30 phút tại viện, mẹ bầu sẽ được đo lại sinh hiệu, đo tim thai và tiếp tục tự theo dõi tại nhà trong 28 ngày tiếp theo, đặc biệt chú ý 7 ngày đầu sau tiêm. 

Theo BS.CKI. Nguyễn Thị Kiều Anh, Phó Trưởng Khoa Sản – Phụ, Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long: Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ diễn biến nặng khi mắc COVID-19 bởi trong quá trình mang thai, phụ nữ có tình trạng suy giảm miễn dịch nhất định. Tiêm vaccine COVID-19 là cách tốt nhất giúp thai phụ giảm nguy cơ bị nhiễm bệnh và lây nhiễm cho người khác, nguy cơ chuyển từ mức độ nhẹ, trung bình sang mức độ nặng, nguy kịch.

Đối với phụ nữ sau sinh, nuôi con bằng sữa mẹ thì tất cả vaccine được phê duyệt hiện nay không sử dụng virus còn sống. Do đó không có nguy cơ lây nhiễm virus sang trẻ qua sữa mẹ. Thông tin từ Tổ chức y tế thế giới (WHO), sau khi tiêm vaccine, các kháng thể được tìm thấy trong sữa mẹ, vì vậy giúp bảo vệ trẻ chống lại COVID-19. 

Bác sĩ Kiều Anh cũng lưu ý, bất cứ loại thuốc nào đưa vào cơ thể dù ở đường uống hay tiêm thì đều xảy ra tác dụng phản vệ từ mức độ nhẹ đến nặng. Sau tiêm nếu bị sốt thai phụ nên uống nhiều nước, đắp khăn mát, uống thuốc theo tư vấn của bác sĩ để hạ sốt. Còn triệu chứng đau tại chỗ tiêm sau 5-7 ngày sẽ mất nên thai phụ có thể yên tâm. 

Hiện nay, các loại vaccine COVID-19 được Bộ Y tế cấp phép lưu hành gồm 8 loại vaccine: AstraZeneca, Pfizer, Moderna, Vero Cell, Sputnik V, Janssen, Hayat-Vax và Abdala. Trong các loại này, trừ vaccine Sputnik V vì theo hướng dẫn, vaccine này chống chỉ định cho phụ nữ mang thai và cho con bú.  

Bình luận:

Bạn nghĩ gì về nội dung này?

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

Gửi bình luận

Biện pháp hữu hiệu nhất để đẩy lùi dịch bệnh COVID-19, đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới chính là vắc xin và áp dụng nghiêm khuyến cáo 5K của Bộ Y tế. Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 đang được triển khai nhanh, rộng khắp tất cả các địa phương trên cả nước. Có rất nhiều các đối tượng khác nhau cần phải ưu tiên tiêm ngừa trước, trong đó phụ nữ có thai và đang cho con bú là đối tượng đặc biệt quan tâm.

Phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú có nên tiêm vắc xin phòng COVID-19 không?

Việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho các thai phụ và phụ nữ đang cho con bú là rất cần thiết. Phụ nữ mang thai có nhu cầu ôxy nhiều hơn bình thường, cơ thể người mẹ phải trao đổi oxy và dinh dưỡng cho cả mẹ và bào thai. Sự sống của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào cơ thể bà mẹ mang thai, do đó đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt và mẹ không bị mắc bệnh là yêu cầu rất quan trọng cho mẹ và bé. Nếu khi mắc COVID-19, phổi là cơ quan bị tổn thương dễ nhất và sớm nhất, gây khó thở và suy hô hấp nhanh cho mẹ, nếu không can thiệp kịp thời sẽ nguy hiểm tính mạng cho mẹ và thai nhi.

Khi nào tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú?

Theo hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 mới được Bộ Y tế ban hành ngày 10/8/2021, phụ nữ có thai trên 13 tuần và phụ nữ đang cho con bú thuộc đối tượng được tiêm vắc xin COVID-19. Tuy nhiên, ngoài quy định trên, cần chú ý một số vấn đề sau:

- Không được tiêm vắc xin COVID-19 cho phụ nữ mang thai dưới 12 tuần 6 ngày, vì giai đoạn này thai nhi đang tượng hình, bào thai rất non nớt và nhạy cảm với sự thay đổi môi trường cơ thể mẹ, chỉ một xáo trộn nhẹ cũng có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển. Phụ nữ trước khi đi tiêm ngừa vắc xin COVID-19 nên tự kiểm tra chu kỳ kinh của mình, đi siêu âm, hoặc dùng que thử thai để xác định xem có thai hay không và nếu có thai bao nhiêu tuần, để tránh tình trạng khi đi tiêm ngừa lúc thai dưới 12 tuần 6 ngày có thể bị ảnh hưởng.

- Thận trọng tiêm ngừa vắc xin COVID-19 khi mang thai ở giai đoạn trên 36 tuần của thai kỳ, đây là giai đoạn có nhiều thay đổi trong cơ thể mẹ, sắp có chuyển dạ sanh, tránh tình trạng sanh non hoặc những tác dụng phụ không đáng có. Nếu tiêm vắc xin ở những tuần cuối thai kỳ, thì cơ thể mẹ cũng không kịp tạo được miễn dịch để bảo vệ.

- Thời điểm tốt nhất để tiêm vắc xin ngừa COVID-19 là phụ nữ mang thai từ tuần 13 đến tuần 34 của thai kỳ.

- Phụ nữ đang cho con bú nên tiêm ngừa COVID-19 ngay khi đã khỏe hẳn và vắc xin không ảnh hưởng đến vấn đề tiết sữa, nuôi con ở bà mẹ. Người mẹ đang cho con bú không cần tạm ngừng cho con bú sau khi tiêm vắc xin.

Các loại vắc xin tiêm cho thai phụ an toàn:

Tiêm vắc xin mang lại hiệu quả rất lớn trong việc bảo vệ tính mạng cho mẹ và con. So với những phản ứng phụ này thì lợi ích mang lại lớn hơn rất nhiều so với nguy cơ, mọi sự trì hoãn tiêm hay “kén chọn” vắc xin vào lúc này chính là rào cản lớn, làm chậm tiến độ thực hiện mục tiêu sớm tạo miễn dịch cộng đồng nhằm kiểm soát hiệu quả dịch bệnh. Người dân và nhất là các bà mẹ đang mang thai, phải nắm chắc thông tin và thực hiện theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Tại Việt Nam hiện nay, Bộ Y tế đã cấp phép lưu hành cho 06 loại vắc xin: AstraZeneca, Pfizer, Moderna, Vero Cell, Sputnik V và Janssen. Trong các loại vắc xin này, duy nhất chỉ có Sputnik V ghi rõ cấm sử dụng trong thai kỳ, còn các loại vắc xin khác, đều có thể sử dụng tiêm cho phụ nữ mang thai an toàn và hiệu quả. Các chuyên gia y tế khuyến cáo để đảm bảo an toàn, phụ nữ mang thai từ 13 – 34 tuần nên tiêm vắc xin COVID-19 ở các bệnh viện có khoa Sản./.

Bác sĩ Phước Nhường

Hỏi

Chào bác sĩ,

Em đang cho con bú. Vậy bác sĩ cho em hỏi phụ nữ đang cho con bú có tiêm vắc-xin Vero cell được không? Xin cảm ơn bác sĩ.

Trần Văn Huỳnh (1994)

Trả lời

Chào bạn,

Với câu hỏi “Phụ nữ đang cho con bú có tiêm vắc-xin Vero cell được không?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Bạn đang cho con bú, theo hướng dẫn của Bộ Y tế về tiêm vắc-xin Covid 19 thì có chỉ định tạm hoãn tiêm vắc-xin. Nếu trường hợp khẩn cấp cần phải tiêm, bạn nên đến trung tâm tiêm chủng gặp bác sĩ tư vấn cụ thể, làm các sàng lọc trước tiêm chủng để đảm bảo an toàn.

Nếu bạn còn thắc mắc về tiêm vắc-xin Vero cell, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 15% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 17/10 - 31/12/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

COVID-19 có thể lây nhiễm qua qua việc cho trẻ bú sữa mẹ không?

Cho đến nay, việc lây truyền vi rút gây bệnh COVID-19 qua sữa mẹ và qua việc cho trẻ bú mẹ vẫn chưa được phát hiện. Do vậy, không có lý do gì để không cho hoặc ngừng cho trẻ bú sữa mẹ.

Ở những nơi mà COVID-19 đang lưu hành, các bà mẹ có nên cho trẻ bú  mẹ không?

Có. Ở tất cả các nơi với điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, nuôi con bằng sữa mẹ  giúp cải thiện tỷ lệ sống sót và mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe và sự phát triển trong suốt cuộc đời cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nuôi con bằng sữa mẹ cũng giúp cải thiện sức khỏe của các bà mẹ.

Sau khi sinh, có nên đặt trẻ da kề da ngay lập tức và cho bú sữa mẹ nếu người mẹ được chẩn đoán xác định hoặc nghi ngờ mắc COVID-19?

Có. Thực hiện da kề da ngay lập tức và liên tục, bao gồm cả chăm sóc trẻ theo phương pháp Kangaroo, nhằm cải thiện việc kiểm soát thân nhiệt của trẻ sơ sinh.  Điều này giúp tăng cường khả năng sống sót của trẻ sơ sinh. Đặt trẻ sơ sinh gần mẹ cũng giúp cho trẻ được bú mẹ sớm hơn dẫn đến giảm tỷ lệ tử vong.

Những lợi ích của việc tiếp xúc da kề da và cho trẻ bú sữa mẹ về cơ bản vượt trội so với nguy cơ có thể của việc lây truyền và bệnh tật liên quan đến COVID-19.

Nếu người mẹ được chẩn đoán xác định hoặc nghi ngờ mắc COVID-19  thì có nên cho trẻ bú không?

Có. Người mẹ mắc hoặc nghi ngờ mắc COVID-19  có thể cho trẻ bú nếu người mẹ muốn.

Người mẹ nên thực hiện 1 số điều sau:

• Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dùng dung dịch rửa tay có cồn đặc biệt là trước khi chạm vào trẻ;

• Đeo khẩu trang y tế bất cứ khi nào tiếp xúc với trẻ, kể cả khi cho trẻ bú;

• Hắt hơi hoặc ho vào khăn giấy. Sau đó loại bỏ khăn giấy ngay và rửa tay lại;

• Thường xuyên làm sạch và khử trùng các bề mặt mà người mẹ đã chạm vào.

Điều quan trọng là phải thay khẩu trang y tế ngay khi thấy khẩu trang bị ẩm và loại bỏ ngay vào thùng rác có nắp đậy. Không nên tái sử dụng khẩu trang y tế hoặc chạm vào mặt trước của khẩu trang.

Nếu người mẹ được chẩn đoán xác đinh hoặc nghi ngờ mắc COVID-19 mà không có khẩu trang y tế thì có nên cho trẻ bú không?

Có. Nuôi con bằng sữa mẹ đã được chứng minh làm giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe và sự phát triển trí não trong suốt đời trẻ.

Các bà mẹ có các triệu chứng của COVID-19 nên đeo khẩu trang y tế, nhưng ngay cả khi không có khẩu trang y tế, vẫn nên tiếp tục cho trẻ bú. Các bà mẹ nên tuân thủ các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm khác, như rửa tay, vệ sinh khử khuẩn các bề mặt tiếp xúc, sử dụng khăn giấy che miệng khi hắt hơi hoặc ho.

Khẩu trang loại khác không phải khẩu trang y tế (ví dụ khẩu trang tự chế hoặc khẩu trang vải) chưa được đánh giá. Tại thời điểm này, chúng tôi không thể đưa ra khuyến nghị nên hoặc không nên sử dụng những loại khẩu trang này.

Tôi được chẩn đoán xác định hoặc đang nghi ngờ mắc COVID-19 và tôi cảm thấy không khỏe để cho trẻ bú sữa mẹ trực tiếp. Tôi nên làm gì?

Nếu bạn cảm thấy không khỏe để cho trẻ bú sữa mẹ do COVID-19 hoặc do các biến chứng khác, bạn cần được hỗ trợ để cung cấp sữa cho trẻ theo cách sẵn có, an toàn nhất có thể, và bạn có thể thực hiện được.

Các phương pháp đó là:

• Vắt sữa mẹ;

• Ngân hàng sữa mẹ

Nếu việc vắt sữa mẹ hoặc ngân hàng sữa mẹ không khả thi thì nên cân nhắc đến phương pháp “bú nhờ” (cho con bú bằng sữa bà mẹ khác) hoặc sữa công thức cho trẻ sơ sinh cùng với các biện pháp đảm bảo tính khả thi, đúng cách, an toàn và bền vững.

Tôi đã được chẩn đoán xác định hoặc đang nghi ngờ mắc COVID-19 và không thể cho trẻ bú, khi nào tôi có thể bắt đầu cho trẻ bú lại?

Bạn có thể bắt đầu cho trẻ bú ngay khi bạn cảm thấy đủ khỏe mạnh để làm việc này. Không có khoảng thời gian chờ cố định nào sau khi xác định mắc hoặc nghi ngờ mắc COVID-19. Không có bằng chứng cho thấy việc cho trẻ bú làm thay đổi quá trình diễn biến lâm sàng của bà mẹ mắc COVID-19. Cán bộ y tế hoặc cán bộ tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ cần hỗ trợ để bạn cho con bú lại.

Tôi đã được chẩn đoán xác định hoặc đang nghi ngờ mắc COVID-19, cho con tôi uống sữa công thức có an toàn hơn không?

Không. Luôn có những nguy cơ liên quan đến việc cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ uống sữa công thức ở bất cứ môi trường nào. Các nguy cơ liên quan đến việc cho trẻ uống sữa công thức sẽ tăng lên nếu điều kiện của gia đình và cộng đồng còn hạn chế, ví dụ trường hợp khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế hạn chế mà trẻ không được khỏe, tiếp cận nước sạch và/hoặc việc tiếp cận nguồn cung sữa công thức cho trẻ còn khó khăn hay không đảm bảo về giá cả và tính bền vững.

Những lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ về cơ bản vượt trội nguy cơ có thể của lây nhiễm và bệnh tật liên quan đến COVID-19.

Phụ nữ đang cho con bú có được tiêm vắcxin ngừa COVID-19 không?

Có, phụ nữ đang cho con bú có thể tiêm được vắc xin ngừa COVID-19 nếu vắc xin có sẵn.

Tất cả vắc xin được phê duyệt hiện nay không sử dụng vi rút còn sống, do đó không có nguy cơ lây nhiễm vi rút sang trẻ qua sữa mẹ.

Một số bằng chứng cho thấy, sau khi tiêm vắc xin, các kháng thể được tìm thấy trong sữa mẹ, vì vậy thể giúp bảo vệ trẻ chống lại COVID-19.