Vaccine astrazeneca mũi 2 cách mũi 3 bao lâu

2022-06-20T08:09:41+07:00 2022-06-20T08:09:41+07:00 https://binhphuoc.gov.vn/vi/news/tin-tuc-su-kien-421/khi-nao-tre-tu-12-17-tuoi-se-tiem-vaccine-phong-covid-19-mui-3-28879.html https://sg.cdnki.com/vaccine-astrazeneca-mui-2-cach-mui-3-bao-lau---aHR0cHM6Ly9iaW5ocGh1b2MuZ292LnZuL3VwbG9hZHMvYmluaHBodW9jL25ld3MvMjAyMl8wNi8xXzE2MTc0NDIzMDUzNzktMTY1NTU0OTY0NzcxMC5qcGc=.webp

Bình Phước : Cổng thông tin điện tử https://binhphuoc.gov.vn/uploads/binhphuoc/quochuy_1.png

(CTTĐTBP) - Trẻ từ 12-17 tuổi đã tiêm đủ liều cơ bản của Bộ Y tế sẽ được tiêm mũi 3 là vaccine Pfizer; liều tiêm 0,3 ml tương tự liều cơ bản. Khoảng cách tiêm ít nhất là 5 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản.

Vaccine astrazeneca mũi 2 cách mũi 3 bao lâu
(Ảnh minh họa)

Câu hỏi: Con tôi 15 tuổi và đã tiêm 2 mũi vaccine Covid-19 cơ bản cách đây gần 5 tháng. Tôi xin hỏi khi nào thì cháu sẽ được tiêm mũi 3.

Trả lời: 

Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur về việc tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi.

Theo Bộ Y tế, đến ngày 15/6/2022, cả nước đã triển khai tiêm chủng được hơn 224 triệu liều vaccine phòng Covid-19, trong đó tỷ lệ bao phủ mũi 1, mũi 2 cho trẻ em từ 12-17 tuổi lần lượt là đạt xấp xỉ 100% và 97%.

Theo hướng dẫn về tiêm mũi 3 vaccine phòng Covid-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi đã tiêm đủ liều cơ bản của Bộ Y tế, vaccine sử dụng tiêm là vaccine Pfizer; liều tiêm 0,3 ml tương tự liều cơ bản; Khoảng cách, ít nhất là 5 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản

Để tăng cường miễn dịch phòng bệnh Covid-19 cho những người đã được tiêm chủng, kết luận của Hội đồng tư vấn sử dụng vaccine của Bộ Y tế, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố, các đơn vị tiếp tục khẩn trương triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên, bảo đảm hoàn thành trong quý II/2022 theo chỉ đạo của Chính phủ.

Đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi bảo đảm an toàn, hiệu quả và hoàn thành việc tiêm cho trẻ đủ điều kiện tiêm chủng trong quý II/2022 theo chỉ đạo của Chính phủ.

Tiêm liều nhắc lại (mũi 3) vaccine phòng Covid-19 cho trẻ, với đối tượng tiêm là trẻ từ 12-17 tuổi đã tiêm đủ liều cơ bản.
 

Vaccine sử dụng để tiêm là vaccine của hãng Pfizer đã được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng cho lứa tuổi này.

Liều lượng, liều 0,3 ml tương tự liều cơ bản của người từ 12 tuổi trở lên.

Khoảng cách, ít nhất là 5 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản.

Bộ Y tế lưu ý, người đã mắc Covid-19 thì trì hoãn 3 tháng sau khi mắc Covid-19 và bảo đảm khoảng cách với mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 5 tháng.

Tại văn bản này, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đối tượng tiêm phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu phòng, chống dịch trên địa bàn, xây dựng kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai tiêm mũi 3 cho trẻ từ 12-17 tuổi.

Sở Y tế đề xuất nhu cầu vaccine tiêm mũi 3 cho trẻ từ 12-17 tuổi gửi Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur theo phân vùng quản lý trước 20/6/2022. Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur tổng hợp gửi về Viện Vệ sinh dịch Trung ương trước 25/6/2022 để tổng hợp và đề xuất số lượng vaccine.

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cấp phát đầy đủ, kịp thời vaccine phòng Covid-19 cho các đơn vị, địa phương để triển khai tiêm chủng.

Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur: xây dựng tài liệu hướng dẫn tiêm liều nhắc lại vaccine phòng Covid-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi, tổ chức tập huấn cho các cơ sở tiêm chủng trên toàn quốc và hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho các địa phương trong việc tổ chức triển khai tiêm chủng. Bộ Y tế đề nghị các đơn vị khẩn trương triển khai thực hiện./.

Cập nhật: 16:04 - 23/12/2021 | Lần xem: 278085

Với sự hỗ trợ của Nhóm Chuyên gia Tư vấn Chiến lược (SAGE) về Tiêm chủng và Nhóm Công tác về vắc xin COVID-19, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tiếp tục xem xét các bằng chứng mới về sự cần thiết và thời điểm tiêm liều nhắc lại vắc xin phòng COVID-19. Đặc biệt cần quan tâm đánh giá tác động của việc xuất hiện biến thể mới Omicron trong thời gian gần đây lên hiệu quả của vắc xin.

Cho đến nay, các bằng chứng cho thấy mức độ bảo vệ của vắc-xin chống lại bệnh nặng sẽ giảm trong vòng 6 tháng sau khi tiêm đầy đủ liều cơ bản. Trong đó, thời gian bảo vệ chống lại biến thể Omicron có thể bị thay đổi và vẫn đang được nghiên cứu. Bằng chứng về hiệu quả của vắc xin đang suy giảm, đặc biệt là sự suy giảm khả năng bảo vệ chống lại bệnh nặng ở các nhóm dân số có nguy cơ cao. Do đó, đòi hỏi phải có sự phát triển  và tối ưu hóa các chiến lược tiêm chủng để phòng ngừa bệnh nặng, bao gồm cả việc sử dụng có mục tiêu tiêm chủng các liều tăng cường vắc xin phòng COVID-19.

Đa số các trường hợp nhiễm COVID-19 hiện tại được quan sát thấy nằm ở những người chưa được tiêm phòng vắc xin COVID-19. Đối với những trường hợp đã tiêm ngừa nhưng vẫn nhiễm COVID-19 sau đó thì trong hầu hết các trường hợp, các biến cố này ít nghiêm trọng hơn so với những người chưa được tiêm chủng. Tuy nhiên, dữ liệu mới liên tục cho thấy sự suy giảm về hiệu quả của vắc xin chống lại sự lây nhiễm COVID-19 theo thời gian kể từ khi tiêm chủng và sự suy giảm đáng kể hơn ở người lớn tuổi. Cụ thể, hiệu quả của vắc xin chống lại bệnh nặng COVID-19 giảm khoảng 8% (khoảng tin cậy 95% (KTC 95%): 4 - 15%) trong thời gian 6 tháng ở tất cả các nhóm tuổi. Ở người lớn trên 50 tuổi, hiệu quả của vắc xin chống lại bệnh nặng giảm khoảng 10% (KTC 95%: 6 - 15%) so với cùng kỳ. Hiệu quả của vắc xin chống lại bệnh có triệu chứng giảm 32% (KTC 95%: 11 - 69%) đối với những người trên 50 tuổi.

Theo thống kê của WHO cho thấy hiện nay có ít nhất 126 quốc gia trên toàn thế giới đã đưa ra khuyến nghị về tiêm chủng liều nhắc lại hoặc bổ sung vắc xin phòng COVID-19 và có hơn 120 quốc gia đã bắt đầu triển khai theo chương trình. Đối tượng mục tiêu được ưu tiên phổ biến nhất đối với liều nhắc lại là người lớn tuổi, nhân viên y tế và người bị suy giảm miễn dịch. Các quyết định đề xuất và triển khai về liều tăng cường vắc xin phòng COVID-19 rất phức tạp. Ngoài dữ liệu lâm sàng và dịch tễ học, cần phải xem xét các chiến lược, chương trình quốc gia và quan trọng là đánh giá mức độ ưu tiên của nguồn cung cấp vắc xin trên toàn cầu. Một số nước trên thế giới như Philippines, Anh, Đức, Hàn Quốc, Thái Lan, … đã cắt giảm khoảng thời gian sử dụng liều nhắc lại vắc xin phòng COVID-19 từ 6 tháng xuống còn ít nhất 3 tháng sau khi tiêm đủ liều thứ hai của liều vắc xin cơ bản, nhằm mục đích cố gắng ngăn chặn sự gia tăng các ca bệnh mới, đặc biệt là kiềm chế khả năng lây nhiễm của biến thể Omicron.

Tương tự, ngày 17/12/2021, Bộ Y tế cũng đã ban hành văn bản số 10722/BYT-DP. Cụ thể quy định:

+Tiêm liều bổ sung vaccine COVID-19 cho người từ 18 tuổi trở lên và đảm bảo bao phủ cho toàn bộ người từ 50 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản (tiêm 1 hoặc 2 hoặc 3 mũi tùy theo loại vaccine) với khoảng cách sau mũi cuối cùng của liều cơ bản từ 28 ngày đến 3 tháng bao gồm: người có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng như người ghép tạng, ung thư, HIV;… người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vaccine của hãng Sinopharm hoặc vaccine Sputnik V.  Loại vaccine tiêm bổ sung cùng loại với liều cơ bản hoặc vaccine mRNA.

+Tiêm liều nhắc lại vắc xin COVID-19 cho đối tượng người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản hoặc liều bổ sung với khoảng cách sau mũi cuối cùng của liều cơ bản ít nhất 3 tháng.

Qua đó đặc biệt chú ý việc rút ngắn thời gian tiêm liều nhắc lại vắc xin phòng COVID-19 còn 3 tháng thay vì 6 tháng theo văn bản số 10225/BYT-DP ngày 01/12/2021 của Bộ Y tế trước đây để phù hợp với tình hình Việt Nam hiện tại. Từ đó, góp phần phòng dịch hiệu quả để tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19 cho những người đã được tiêm chủng đủ liều cơ bản.

Thủy Tiên – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM

Nguồn:

[1] https://www.who.int/news/item/22-12-2021-interim-statement-on-booster-doses-for-covid-19-vaccination---update-22-december-2021

[2] https://www.reuters.com/world/asia-pacific/philippines-cuts-covid-19-booster-shot-interval-three-months-2021-12-21/

Vaccine astrazeneca mũi 2 cách mũi 3 bao lâu