Viện trợ phát triển là gì

Viện trợ phát triển là gì

Viện trợ phát triển là gì

Nguồn: Mark Suzman, “The Truth About Development Aid,” Project Syndicate, 03/04/2017.

Biên dịch: Đỗ Thị Thu Trang | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Bản dự thảo ngân sách 2018 được chính quyền Tổng thống Donald Trump công bố gần đây đã đề xuất cắt giảm đáng kể các khoản viện trợ nước ngoài của Mỹ, gây ra một cuộc tranh luận về vai trò của những khoản chi đó trong việc cải thiện sức khỏe và phúc lợi cho những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trên thế giới. Cuộc tranh luận này là quan trọng, vì trong quá trình xóa bỏ những sự bất bình đẳng thu nhập lớn nhất trên thế giới, viện trợ đóng một vai trò cực kỳ quan trọng – và có lẽ thậm chí còn quan trọng hơn bao giờ hết – vì những lý do chưa được thấu hiểu rộng rãi.

Trong 25 năm qua, các chương trình viện trợ nước ngoài đã giúp mở ra một thời kỳ phát triển chưa từng có ở các quốc gia đang phát triển. Tỷ lệ tử vong ở trẻ nhỏ và tỷ lệ đói nghèo cùng cực đã giảm đi một nửa. Các đối tác đa phương mang tính cách tân như Quỹ Global Fund và Gavi, Liên minh Vaccine – trong đó Mỹ là nhà tài trợ lớn nhất – đã cứu mạng hàng triệu người khỏi những căn bệnh truyền nhiễm như sốt rét, HIV, hay lao. Quỹ Bill & Melinda Gates cũng luôn tự hào được đồng hành cùng những sáng kiến này trong nỗ lực giảm chi phí tiêm chủng và các biện pháp can thiệp khác, từ đó tăng cường tác động đáng kể của mình lên chất lượng y tế toàn cầu.

Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy các chương trình y tế và phát triển đem lại những lợi ích kinh tế to lớn. Ví dụ, với mỗi đô la đầu tư cho các hoạt động tiêm chủng cho trẻ, các quốc gia đang phát triển sẽ được lợi 44 đô la về mặt kinh tế.

Dù vậy, phần lớn người dân vẫn chưa nhận thức được những tiến bộ mà viện trợ phát triển đem lại. Khi tiến hành khảo sát 56.409 người tại 24 quốc gia, chỉ 1 trên 100 người biết được rằng chỉ số đói nghèo toàn cầu đã giảm đi một nửa. Hơn hai phần ba đối tượng khảo sát còn cho rằng tỷ lệ đói nghèo cùng cực đang gia tăng. Những nhận thức sai lầm rất phổ biến ấy khiến cho số phận chính trị của các nguồn ngân sách viện trợ nước ngoài càng trở nên mong manh.

Thêm vào đó, người dân ở các quốc gia viện trợ lại thường đánh giá quá mức khoản tiền mà chính phủ của họ chi cho viện trợ. Tại Mỹ, viện trợ nước ngoài chiếm chưa tới 1% ngân sách liên bang, ấy vậy mà một khảo sát ý kiến dân chúng gần đây lại cho thấy 73% dân Mỹ tin rằng viện trợ góp “một phần đáng kể” hay “một phần tương đối” vào nợ quốc gia.

Một nhận thức sai lầm khác cũng phủ bóng lên đánh giá của các nước viện trợ: quan điểm cho rằng viện trợ cho các quốc gia đang phát triển là một hành động hào phóng đơn thuần, mà không đem lại lợi ích hữu hình cho họ. Thực ra là ngược lại. Việc tài trợ cho các chương trình phát triển phục vụ cho chính lợi ích của các quốc gia viện trợ, cả về an ninh và kinh tế.

Nếu không có viện trợ, tình trạng đói nghèo và bất ổn gia tăng có thể cuốn các quốc gia phát triển dính vào các cuộc xung đột ở những nơi xa xôi và mang bất ổn tới biên giới mình dưới hình thức các cuộc khủng hoảng di cư và tị nạn, cũng như dịch bệnh. Ngược lại, khi viện trợ được sử dụng để giúp tăng thu nhập ở các nước đang phát triển, nó có thể tạo ra các việc làm hướng tới xuất khẩu tại các quốc gia cung cấp viện trợ. Trong số 15 đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ – tức là các nước tự cung tự cấp có tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ Mỹ – có tới 11 nước từng là nước nhận viện trợ.

Ngày càng nhiều quốc gia đang phát triển đang bắt đầu làm chủ tương lai của mình. Họ ngày càng đóng góp nhiều hơn vào tiến trình phát triển của chính mình, thông qua các chương trình cộng đồng trong nước với sự hỗ trợ của các chính sách tài chính và thuế khóa khôn ngoan. Đầu tư được ưu tiên cao độ cho các lĩnh vực tối quan trọng như giáo dục, chăm sóc y tế cơ bản, và gia tăng năng suất nông nghiệp, tạo nền tảng cho một tương lai thịnh vượng và tự chủ. Kinh tế và vốn tư nhân cũng ngày càng mở rộng vai trò của mình đối với các dự án phát triển.

Mặc dù vậy, hiện nay, viện trợ vẫn rất cần thiết để lấp đầy các khoảng trống trong đầu tư trong nước, giải quyết các thất bại thị trường, và khuyến khích thêm đầu tư từ khu vực kinh tế tư nhân. Và chắc chắn là cho dù chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong vài thập niên qua, vẫn còn nhiều việc cần làm để duy trì những tiến bộ về y tế và phát triển này.

Hơn một tỷ người vẫn đang phải sống dưới mức một đô la một ngày. Mỗi năm có tới hơn ba triệu trẻ em chết khi chưa đầy một tháng tuổi. Giải quyết những vấn đề này và nhiều vấn đề dai dẳng khác – một phần trong nhóm mục tiêu đầy tham vọng của Liên Hợp Quốc tính tới năm 2030, một phần kế hoạch Các mục tiêu Phát triển Bền vững – sẽ hoàn toàn bất khả thi nếu thiếu đi dòng vốn viện trợ phát triển.

Nói như thế không có nghĩa là các chương trình viện trợ hiện có là hoàn mỹ. Ngược lại, chúng ta phải thận trọng khi tiếp tục phát triển các chương trình này. Nhưng những than phiền rằng tiền viện trợ hiện không được sử dụng hiệu quả như mong muốn có thể làm trầm trọng hóa quá mức vấn đề. Sự thật là nhờ có những chương trình viện trợ được thực hiện với chi phí hợp lý và thiết kế chuyên sâu dựa trên kinh nghiệm, những nguồn vốn bị sử dụng kém hiệu quả chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng số nguồn viện trợ đã được cấp.

Một vấn đề lớn hơn nữa chính là việc thiếu thông tin. Đó là lý do tại sao nhiều người làm việc trong lĩnh vực phát triển chúng ta phải nỗ lực hơn để cải thiện việc đối thoại với các nhà hoạch định chính sách và công chúng, cho thấy viện trợ phát triển hoạt động như thế nào và tiến bộ mà nó đã thúc đẩy ra sao.

Bất chấp một số vấn đề bất ổn tồn tại, tôi vẫn lạc quan rằng tiến bộ trong y tế và phát triển toàn cầu sẽ vẫn tiếp tục. Đã tham gia những lĩnh vực này trong gần hai thập niên, ở Liên Hợp Quốc và nay là ở Quỹ Gates, tôi biết lập luận ủng hộ cho viện trợ phát triển là rõ ràng và thuyết phục. Tôi tin thế giới sẽ không quay lưng với thách thức lịch sử là giảm bớt những cách biệt trong y tế toàn cầu, xóa bỏ đói nghèo cùng cực, và kiến thiết một thế giới an toàn và bình đẳng hơn.

Mark Suzman là Giám đốc Chiến lược và Chủ tịch Ban Chính sách và Vận động Chính sách Toàn cầu tại Quỹ Bill & Melinda Gates.

Copyright: Project Syndicate 2017 – The Truth About Development Aid

Vốn ODA là gì? Hỗ trợ phát triển là gì? Những hình thức ODA hiện nay cũng như những ưu điểm và bất lợi của vốn ODA như thế nào sẽ được chúng tôi đề cập trong bài viết hôm nay.

Có lẽ thuật ngữ Vốn ODA đã không còn quá xa lạ đối với hầu hết chúng ta nhưng làm sao để có thể hiểu đúng ý nghĩa của nó thì thật không mấy dễ dàng. Vì vậy, hôm nay DU AN 600 xin giới thiệu đến bạn một bài viết vô cùng bổ ích dưới đây.

Vốn oda là gì? Hỗ trợ phát triễn là gì?

Viện trợ phát triển là gì
VỐN ODA LÀ GÌ? HỖ TRỢ PHÁT TRIỄN LÀ GÌ?

Vốn ODA được hiểu là vốn Hỗ trợ Phát triển Chính thức, đây là một hình thức đầu tư nước ngoài dưới dạng các khoản vay của các nước phát triển dành cho các nước đang phát triển với đặc điểm nổi bật đó là những khoản cho vay này thường không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài hoặc đôi khi còn gọi là viện trợ. Mục tiêu duy nhất của Vốn ODA chính là phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nước được đầu tư.

Vốn ODA viết tắt của cụm từ Official Development Assistance

Ta có thể hình dung như sau:

– “Hỗ trợ”: Những khoản vay hay khoản viện trợ không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài.

– “Pháp triển”: Vốn ODA được dùng để phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nước được đầu tư.

– “Chính thức”: Khoảng vay hay viện trợ cho Nhà nước.

Các loại vốn oda hiện nay

Vốn ODA được chia làm 3 loại dựa trên cách thức hoàn trả:

1.Viện trợ không hoàn lại

Đây là hình thức vay vốn mà nước vay không phải hoàn trả lại. Mục đích nguồn vốn này sẽ được sử dụng để thực hiện các dự án cho nước vay theo thỏa thuận của 2 nước với điều kiện đó là các nhà thầu dự án sẽ do bên cho vay đảm nhận.

Tuy nhiên có thể xem viện trợ không hoàn lại như một nguồn thu ngân sách của nhà nước. được cấp phát lại theo nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

2. Viện trợ có hoàn lại

Vay vốn ODA với một lãi suất ưu đãi và một thời gian trả nợ thích hợp. Tín dụng ưu đãi chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng số vốn ODA trên thế giới. Nó không được sử dụng cho mục tiêu xã hội, môi trường. Mà thường được sử dụng cho các dự án về cơ sở hạ tầng thuộc các lĩnh vực giao thông vận tải, nông nghiệp, thủy lợi, năng lượng…Làm nền tảng vững chắc cho ổn định và tăng trưởng kinh tế. Các điều kiện ưu đãi bao gồm:

· Lãi suất thấp

· Thời gian trả nợ dài

· Có khoảng thời gian không trả lãi hoặc trả nợ.

3. Vốn ODA hỗn hợp

Là loại ODA kết hợp hai dạng trên, bao gồm một phần không hoàn lại và tín dụng ưu đãi.

Như vậy, ta có thể thấy nguồn vốn ODA sẽ giúp chúng ta phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển giáo dục, y tế … Đưa nền kinh tế của chúng ta phát triển.

Vay hỗ trợ phát triển chính thức (vay ODA) là khoản vay nước ngoài có thành tố ưu đãi đạt ít nhất 35% đối với khoản vay có điều kiện ràng buộc liên quan đến mua sắm hàng hóa và dịch vụ theo quy định của nhà tài trợ nước ngoài hoặc ít nhất 25% đối với khoản vay không có điều kiện ràng buộc.

Trong đó, thành tố ưu đãi là tỷ lệ phần trăm giá trị danh nghĩa của khoản vay phản ánh mức ưu đãi của vốn vay nước ngoài được tính toán trên cơ sở các yếu tố về đồng tiền, thời hạn vay, thời gian ân hạn, lãi suất, phí và chi phí khác với tỷ lệ chiết khấu tương ứng lãi suất vay của Chính phủ Việt Nam trên thị trường tại thời điểm tính toán.

Ưu điểm của vốn ODA

Viện trợ phát triển là gì
Ưu điểm của ODA

– Lãi suất thấp hơn rất nhiều so với những khoản vay khác và thường nằm ở mức dưới 2% hoặc 3%.

– Thời gian cho vay cũng như thời gian ân hạn vay dài (thường từ 25-40 năm mới phải hoàn trả và thời gian ân hạn vay 8-10 năm).

– Trong nguồn vốn ODA luôn có một phần viện trợ không hoàn lại, thấp nhất là 25% của tổng số vốn ODA.

– ODA là nguồn vốn rất quan trọng cho các nước chậm và đang phát triển để có thể ổn định đời sống xã hội và phát triển kinh tế.

Bất lợi khi nhận vốn oda

Viện trợ phát triển là gì
BẤT LỢI KHI NHẬN ODA

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội của nguồn vốn ODA này, chúng ta không thể không nhìn nhận về một khía cạnh khác đó chính là những bất lợi của ODA gây ra. Bởi vì Khi viện trợ ODA họ đã có những chính sách và hướng đi riêng nhằm mở rộng thị trường, mở rộng hợp tác có lợi cho họ, đảm bảo mục tiêu về an ninh – quốc phòng hoặc theo đuổi mục tiêu chính trị nào đó. Thực tế, Chúng ta cùng điểm qua một vài điểm dưới đây:

– Về kinh tế, nước tiếp nhận ODA gần như phải dỡ bỏ dần dần hàng rào thuế quan bảo hộ đối với ngành công nghiệp non trẻ và bảng thuế xuất nhập khẩu hàng hoá của nước tài trợ. Nước tiếp nhận ODA cũng sẽ được yêu cầu từng bước mở cửa thị trường bảo hộ cho chính những danh mục hàng hoá mới của nước đưa vốn ODA; hoặc đưa ra các yêu cầu với những ưu đãi cho các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài như cho phép họ đầu tư vào những lĩnh vực hạn chế, có khả năng sinh lời cao.

– Nguồn vốn ODA từ các nước giàu cung cấp cho các nước nghèo cũng thường gắn với việc mua các sản phẩm từ các nước này mà không hoàn toàn phù hợp, thậm chí là không cần thiết đối với các nước nghèo. Ví như các dự án ODA trong lĩnh vực đào tạo, lập dự án và tư vấn kỹ thuật, phần trả cho các chuyên gia nước ngoài thường chiếm đến hơn 90% (bên nước tài trợ ODA thường yêu cầu trả lương cho các chuyên gia, cố vấn dự án của họ quá cao so với chi phí thực tế cần thuê chuyên gia như vậy trên thị trường lao động thế giới).

– Nguồn vốn viện trợ ODA còn được gắn với các điều khoản mậu dịch đặc biệt nhập khẩu tối đa các sản phẩm của họ. Cụ thể là nước cấp ODA buộc nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận một khoản ODA là hàng hoá, dịch vụ do họ sản xuất.

– Thực tế, dù nước tiếp nhận ODA tuy có toàn quyền quản lý sử dụng ODA nhưng các danh mục dự án ODA cũng phải có sự thoả thuận, đồng ý của nước viện trợ, dù không trực tiếp điều hành dự án nhưng họ có thể tham gia gián tiếp dưới hình thức nhà thầu hoặc hỗ trợ chuyên gia.

– Tác động của yếu tố tỷ giá hối đoái có thể làm cho giá trị vốn ODA phải hoàn lại tăng lên đây là một điểm bất lợi cho nước nhận ODA.

Đặc biệt, đa số các nước nhận vốn OAD đều chậm hoặc đang phát triển nên đồng nghĩa với việc họ sẽ xây dựng chiến lược và sử dụng vốn ODA vào các lĩnh vực chưa hợp lý, trình độ quản lý thấp, thiếu kinh nghiệm trong quá trình tiếp nhận cũng như xử lý, điều hành dự án… với những bất lợi trên sẽ khiến cho các nước nhận ODA rơi vào tình trạng nợ nần và về lâu dài rất vô cùng nguy hại.

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về Vốn ODA là gì? Và những điều liên quan đến ODA, hi vọng có thể giúp ích được cho bạn trong quá trình tìm hiểu về nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức này.

Nếu còn bất kì thắc mắc muốn giải đáp về vốn ODA thì hãy để lại vấn đề hoặc số điện thoại để được chuyên viên tư vấn của Chúng tôi hỗ trợ bạn nhé!

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này!