Ý nghĩa phương pháp luận nội dung và hình thức

 Trình bày mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức. Từ việc nghiên cứu mối quan hệ biện chứng đó có thể rút ra ý nghĩa phương pháp luận gì? Nêu một số ví dụ minh hoạ.

–    Khái niệm nội dung và hình thức với tư cách là phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật

Khái niệm nội dung dùng để chỉ toàn bộ các yếu tố làm cơ sở cấu thành nên sự vật; còn khái niệm hình thức dùng để chỉ phương thức kết hợp các yếu tố đó tạo nên sự tồn tại của sự vật.

Ví dụ, khi phân tích mỗi phân tử nước (H20) đã cho thấy: các yếu tố vật chất làm cơ sở cấu thành nên nó là 2 nguyên tử hyđrô và 1 nguyên tử ôxy (nội dung); cách thức liên kết hoá học của chúng là: H – 0 – H (hình thức).

–          Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức, nghĩa phương pháp luận

+ Nội dung và hình thức là hai phương diện cấu thành nên mỗi sự vật: không có sự vật nào tồn tại mà chỉ có nội dung mà không có hình thức nhất định. Vì vậy, khi nghiên cứu nội dung của mỗi sự vật bao giờ cũng cần xem xét nó theo phương thức kết hợp nhất định và ngược lại. Việc nghiên cứu thuần tuý nội dung hay hình thức thuần tuý chỉ mang ý nghĩa là sự trừu tượng hoá trong một quá trình nhận thức xác định.

Ví dụ, khi nghiên cứu một đối tượng, trước hết người ta có thể tiến hành phân tích xem nó được cấu thành từ những yếu tố, bộ phận,… nào. Sau đó tiến hành nghiên cứu xem chúng được liên kết với nhau theo cách thức nào để tạo nên sự tồn tại của đối tượng đó, nhờ đó hiểu được toàn diện đối tượng ấy, giải thích được tính chất chung được tạo ra từ sự liên kết các yếu tố, bộ phận đó.

+ Cùng một nội dung nhưng có thể có những phương thức kêt hợp khác nhau; ngược lại, các nội dung khác nhau nhưng có thể có sự đồng dạng về phương thức kết hợp giữa chúng. Tuy nhiên điều đó không phải là tuyệt đối, phi nguyên tắc.

Ví dụ, một số doanh nghiệp có thể tương đồng nhau về số lượng vốn nhưng lại có phương thức kinh doanh ít hay nhiều khác nhau, từ đó tạo nên tính hiệu quả kinh doanh khác nhau; ngược lại, cùng một phương thức kinh doanh nhưng lại có thể thích hợp với một số doanh nghiệp có số lượng vốn ít nhiều khác nhau.

+ Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức là mối quan hệ biện chứng, trong đó nội dung quyết định hình thức và hình thức tác động trở lại nội dung. Giữa nội dung và hình thức không phải luôn luôn có sự thống nhất. Thông thường, quá trình biến đổi, phát triển của một sự vật được bắt đầu từ sự biến đổi nội dung của nó (dưới một hình thức phù hợp), tới một giới hạn nhất định sẽ xuất hiện sự không còn phù hợp giữa nội dung và hình thức. Khi đó sẽ xuất hiện nhu cầu thay đổi hình thức tạo nên sự phù hợp mới.

Vì vậy, vấn đề mấu chốt trong nhận thức và thực tiễn là nghiên cứu sự vật từ quá trình biến đổi nội dung của nó và xác lập sự thống nhất giữa nội dung và hình thức.

Ví dụ, dưới một hình thức kinh doanh phù hợp, số lượng vốn của doanh nghiệp không ngừng tăng lên. Đến một giai đoạn nhất định, nó đòi hỏi phải thay đổi cách thức tổ chức kinh doanh cũ, xác lập cách thức kinh doanh mới để bảo toàn lượng vốn cũ và không ngừng thực hiện sự tăng trưởng của doanh nghiệp.

a) Phạm trù nội dung, hình thức

Phạm trùnội dung dùng để chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật, hiện tượng. Phạm trù hình thức dùng để chỉ phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng đó, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của nó.

b) Quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức

Nội dung và hình thức gắn bó chặt chẽ, thống nhất biện chứng với nhau. Vì vậy, không có một hình thức nào không chứa đựng nội dung, đồng thời không có nội dung nào lại không tồn tại trong một hình thức nhất định. Cùng một nội dung có thể biểu hiện trong nhiều hình thức và cùng một hình thức có thể chứa đựng nhiều nội dung.

Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức là mối quan hệ biện chứng, trong đó nội dung quyết định hình thức và hình thức tác động trở lại nội dung. Khuynh hướng chủ đạo của nội dung là khuynh hướng biến đổi, còn hình thức là mặt tương đối ổn định trong mỗi sự vật, hiện tượng. Nội dung thay đổi bắt buộc hình thức phải thay đổi theo cho phù hợp. Tuy nhiên, không phải bất cứ lúc nào cũng có sự phù hợp tuyệt đối giữa nội dung và hình thức. Nội dung quyết định hình thức nhưng hình thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại nội dung. Hình thức phù hợp với nội dung thì sẽ thúc đẩy nội dung phát triển. Nếu hình thức không phù hợp thì sẽ kìm hãm sự phát triển của nội dung.

c)  Ý nghĩa phương pháp luận

Nội dung và hình thức luôn luôn thống nhất hữu cơ với nhau. Vì vậy, trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, không được tách rời giữa nội dung và hình thức, hoặc tuyệt đối hóa một trong hai mặt đó.

Nội dung quyết định hình thức nên khi xem xét sự vật, hiện tượng thì trước phải căn cứ vào nội dung. Muốn thay đổi sự vật, hiện tượng thì trước hết phải thay đổi nội dung của nó.

Trong thực tiễn cần phát huy tác động tích cực của hình thức đối với nội dung trên cơ sở tạo ra tính phù hợp của hình thức với nội dung; mặt khác, cũng cần phải thực hiện những thay đổi đối với những hình thức không còn phù hợp với nội dung, cản trở sự phát triển của nội dung.

Loigiaihay.com

V. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC. 1. Định nghĩa. - Nội dung là tổng hợp tất cả các mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật. - Hình thức là phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của chúng. Ví dụ: + Nội dung cơ thể sống là toàn bộ yếu tố vật chất (tế bào, khí quan, quá trình tạo nên cơ thể đó). Hình thức: là cách sắp xếp trình tự các tế bào của cơ thể để tạo thành con hay cây gì đó. + Một tác phẩm văn học thì nội dung là toàn bộ phần cuộc sống mà tác phẩm phản ánh. Hình thức là kết cấu bút pháp thể hiện (loại hình nghệ thuật: hát dân ca, tuồng, cải lương, chèo hay kịch nói…) + Phương thức sản xuất xã hội, lực lượng sản xuất là nội dung. Quan hệ sản xuất là hình thức (Cơ sở hạ tầng là nội dung, kiến trúc thượng tầng là hình thức). + Một cái bàn học: toàn bộ những vật liệu gỗ, đinh… là nội dung còn hình thức là sự sắp xếp nguyên vật liệu đó. + Quá trình nhận thức thế giới khách quan được phản ánh vào óc là nội dung,. Tiếp thu những hình ảnh đó bằng cách nào (khái niệm, phán đoán, suy luận) đó là hình thức. 2. Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức. - Nội dung và hình thức bao giờ cũng là thể thống nhất gắn bó với nhau. Không có hình thức nào lại không chứa đựng một nội dung và không có nội dung nào lại không tồn tại trong một hình thức nhất định. (Không có nội dung nói chung, chỉ có nội dung cụ thể. Không có hình thức thuần túy mà chỉ có hình thức cụ thể của một nội dung nhất định). Giải thích: Nội dung và hình thức là sự thống nhất của 2 mặt đối lập, liên hệ tác động và chuyển hóa lẫn nhau. Nội dung và hình thức cũng chỉ là sự phân biệt tương đối, có cái ở mối liên hệ này là nội dung, ở mối liên hệ khác lại là hình thức. Ví dụ: lực lượng sản xuất là nội dung, quan hệ sản xuất là hình thức (Với tư cách là cơ sở hạ tầng thì nó lại là nội dung, kiến trúc thượng tầng lại là hình thức). - Không phải lúc nào nội dung và hình thức cũng phù hợp với nhau. Không phải một nội dung bao giờ cũng chỉ thể hiện trong một hình thức nhất định và một hình thức bao giờ cũng chỉ chứa một nội dung nhất định. Ví dụ: Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa: lực lượng sản xuất là nội dung, quan hệ sản xuất là hình thức. Thời gian đầu nó phù hợp với nhau nên lực lượng sản xuất đã phát triển mạnh mẽ. Sau đó lực lượng sản xuất nó mang tính chất xã hội mâu thuẫn với quan hệ sản xuất tư nhân tư bản chủ nghĩa ngày càng gay gắt. Đến một lúc nào đó lực lượng sản xuất (nội dung) đòi hỏi phải phá vỡ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa để thay thế quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa (là hình thức) phù hợp với nó, mở đường cho nó phát triển hơn nữa. - Một nội dung được thể hiện bằng nhiều hình thức. Ví dụ: Thạch Sanh và Lý Thông: Khen ngợi người hiền, dũng cảm, trung thực, được nhiều người yêu quý. Với nội dung đó được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau: dân ca, cải lương, phim… - Một hình thức được thể hiện cho nhiều nội dung: Ví dụ: Hình thức kịch nói: Vở kịch: Tôi và chúng ta (chống cửa quyền, mối quan hệ giữa quyền lợi của cá nhân và tập thể). - So với hình thức thì nội dung bao giờ cũng giữ vai trò quyết định. (Nội dung thể hiện khuynh hướng có tính chất biến đổi, hình thức là mặt tương đối bền vững ổn định -> cho nên sự biến đổi bao giờ cũng bắt đầu từ nội dung của sự vật. Ví dụ: Phương thức sản xuất: lực lượng sản xuất là nội dung, quan hệ sản xuất là hình thức. Lực lượng sản xuất với tư cách là nội dung bắt đầu biến đổi từ công cụ sản xuất, là yếu tố động, quan hệ sản xuất với tư cách là hình thức nó tĩnh tại, ổn định hơn, có biến đổi nhưng biến đổi chậm hơn -> mâu thuẫn . - Trong sự thống nhất hữu cơ thì nội dung giữ vai trò quyết định đối với hình thức, hình thức xuất hiện, hình thành là do ảnh hưởng của nội dung. Ví dụ: Để đáp ứng nội dung, nhiệm vụ, chức năng của nhà nước thay đổi thì hình thức bộ máy của nhà nước cũng thay đổi. Quốc hội - Nhà nước - Chính phủ. Giao quyền lập hiến. Quốc hội có một vị trí rất lớn. Nhà nước có quyền hành pháp. Chính phủ có trách nhiệm thi hành những pháp luật trên. Dù sao chăng nữa Chính phủ cũng có tính chất tập thể. Muốn giao quyền cho cá nhân cao hơn nữa: tổ chức Chính phủ dứng đầu chính phủ là Thủ tướng Quốc hội: Lập hiến, lập pháp. Nhà nước (Chính phủ + Thủ tướng) có quyền hành pháp. Viện kiểm soát, Tòa án: Tư pháp 3. Ý nghĩa và phương pháp luận. - Nội dung và hình thức luôn gắn bó với nhau. Trong hoạt động thực tiễn cần tránh sự tách rời, hoặc tuyệt đối hóa một trong hai mặt vốn có của nó. - Cùng một nội dung trong tình hình phát triển khác nhau có thể có nhiều hình thức và ngược lại, việc cải tạo xã hội phải biết sử dụng mọi hình thức có thể để phục vụ. - Vì nội dung quyết định hình thức cho nên khi xét đoán sự vật trước hết phải căn cứ vào nội dung, đồng thời phải thấy vai trò của hình thức đối với nội dung. Ví dụ: Công cuộc đổi mới của chúng ta: + Nội dung về kinh tế: xây dựng kinh tế nhiều thành phần. + Hình thức được biểu hiện: + Kinh tế nhà nước : giai cấp công nhân + Kinh tế tập thể: Giai cấp nông dân + Kinh tế tư sản nhà nước: Giai cấp tư sản dân tộc. + Kinh tế tư sản nước ngoài: Giai cấp tư sản + Kinh tế tư nhân

+ Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.