Anh/chị hiểu như thế nào về câu Chưa có tỉ phú nào đi lên từ việc trúng số

Sáng 7/7, thí sinh làm bài thi môn Ngữ văn. Đề thi yêu cầu thí sinh phân tích vẻ đẹp trữ tình của người con gái trong bài thơ "Sóng" của Xuân Quỳnh.

Thí sinh bay bổng với đề thi 'Sóng' của Xuân Quỳnh Thạc sĩ Phạm Thị Thanh Nga (giáo viên THCS&THPT Lương Thế Vinh) cho rằng đề thi không gây bất ngờ, có tính thực tiễn và phát huy được tính sáng tạo của thí sinh.

Bài giải môn Ngữ văn do thạc sĩ Phạm Thị Thanh Nga và thạc sĩ Nguyễn Phú Hải, giáo viên THCS&THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội, thực hiện.

Anh/chị hiểu như thế nào về câu Chưa có tỉ phú nào đi lên từ việc trúng số

Giáo viên gợi ý đáp án đề thi tốt nghiệp THPT. Ảnh: Hoàng Hiệp.

Phần I: Đọc hiểu

Câu 1: Sự ra đời của dòng sông diễn ra như sau: “Từ những kẽ hở trên mặt đất, nước trào lên mát lạnh và trong lành. Từ một dòng nước nhỏ, nước hòa với nước tươi mát rơi từ trên trời và nước thấm vào đất để tạo nên một dòng suối nhỏ cứ chảy mãi xuống cho tới khi một dòng sông ra đời”.

Câu 2. "Món quà cuối cùng" nước dành tặng cho loài người trước khi hòa vào biển cả: "Những vùng nông nghiệp vĩ đại nhất trên thế giới".

Câu 3: Dòng chảy của nước và cuộc sống con người có mối quan hệ mật thiết với nhau:

- Dòng chảy của nước có nhiều thay đổi cũng giống như cuộc đời con người có nhiều thăng trầm, biến động.

- Dòng chảy của nước gắn bó mật thiết với đời cuộc sống con người: Chứng kiến lũ trẻ chơi đùa trong công viên, chứng kiến người cha cùng cậu con trai nhỏ chơi bắt bóng.

- Gợi suy nghĩ về mối quan hệ giữa cái biến đổi và cái không thay đổi, giữa cái vĩnh hằng và cái tạm thời.

Câu 4: Hành trình từ sông ra biển của nước là hành trình dài, đầy gian khổ, từ đó gợi những bài học sau về lẽ sống:

- Sống phải biết cống hiến

- Sống phải có khát vọng, ước mơ, hoài bão, lý tưởng cao đẹp

- Cuộc sống cần có trải nghiệm, vì thế con người cần dũng cảm đối diện với khó khăn, thử thách để trưởng thành.

Phần II: Làm văn

Câu 1: Đề nghị luận xã hội bàn về sự cống hiến

- Cống hiến là đóng góp những phần cao quý của cá nhân/ cá thể cho sự nghiệp chung của tập thể, của cộng đồng xã hội. Cống hiến có thể biểu hiện qua những đóng góp về mặt vật chất và tinh thần. Sự cống hiến không chỉ biểu hiện ở những điều lớn lao mà còn ở những điều bé nhỏ, giản đơn trong cuộc sống

- Sống cống hiến là điều cần thiết, bởi vì:

+ Giúp cho mỗi người trở nên vị tha, bao dung, dễ đồng cảm, sẻ chia với người khác. Người cống hiến cho xã hội sẽ được những người xung quanh nể trọng, đánh giá cao. Chính sự cống hiến là động lực, điểm tựa để thôi thúc con người vượt qua khó khăn trở ngại, những thử thách thăng trầm trong cuộc sống để đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng, xã hội

+ Sống cống hiến góp phần hàn gắn, gắn kết các mối quan hệ trong gia đình, xã hội, giúp cho gia đình, xã hội thêm bền vững, tiến bộ, phát triển hơn

- Phê phán những lối sống ích kỷ, tầm thường, đề cao lợi ích cá nhân mà bỏ qua lợi ích tập thể, cộng đồng, cũng như những người "cống hiến" vì sự háo danh, vụ lợi và toan tính cá nhân

- Học sinh liên hệ bản thân, rút ra bài học về nhận thức và hành động: Để có thể cống hiến, mỗi người cần xác lập cho mình lý tưởng, mục tiêu, lối sống lành mạnh, cao đẹp, đúng đắn, văn minh, cần bồi dưỡng đời sống tâm hồn, tình cảm trong sáng, vô tư, chân thành, và cũng cần có kỹ năng sống để sự cống hiến thực sự có ý nghĩa, trở thành nghĩa cử cao đẹp. Tuy nhiên, con người cần biết xử lý hài hòa mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung, giữa quyền lợi cá nhân và lợi ích tập thể...

Câu 2: Đảm bảo xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

- Cảm nhận về đoạn thơ

- Từ đó, nhận xét về vẻ đẹp nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh

Triển khai vấn đề nghị luận:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn trích:

+ Tác giả Xuân Quỳnh: Là nhà thơ tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Thơ bà là tiếng lòng của tâm hồn phụ nữ giàu lòng trắc ẩn, luôn da diết trong khát vọng về tình yêu và hạnh phúc đời thường.

+ Tác phẩm: Hoàn cảnh ra đời: "Sóng" được sáng tác năm 1967, trong chuyến đi thực tế về vùng biển Diêm Điền, Thái Bình, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra gian khổ, ác liệt. Bài thơ được in trong tập thơ "Hoa dọc chiến hào".

+ Đoạn trích nằm ở phần giữa của bài thơ, cho thấy những băn khoăn, trăn trở về cội nguồn của tình yêu cũng như nỗi nhớ mong da diết khắc khoải của người phụ nữ khi yêu. Đây là một đoạn thơ đặc sắc, tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh

Phân tích nội dung:

- Khổ đầu đoạn trích: "Trước muôn trùng sóng bể/ Em nghĩ về anh, em/ Em nghĩ về biển lớn/ Từ khi nào sóng lên". Nhân vật trữ tình "em" suy ngẫm về nguồn gốc của "Sóng" cũng là đi tìm nguồn gốc về tình yêu.

- Khổ giữa đoạn trích: "Sóng bắt đầu từ gió/ Gió bắt đầu từ đâu? Em cũng không biết nữa/ Khi nào ta yêu nhau". Nhân vật trữ tình "em" cắt nghĩa, lý giải cội nguồn của "sóng" cũng như của tình yêu, qua đó cho thấy cội nguồn của tình yêu cũng như sóng mơ hồ, bí ẩn, không thể lý giải bằng lý trí thông thường

- Khổ cuối đoạn trích: "Con sóng dưới lòng sâu/ Con sóng trên mặt nước/ Ôi con sóng nhớ bờ/ Ngày đêm không ngủ được/ Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức". Nhân vật trữ tình "em" bộc lộ nỗi nhớ của mình qua hình thức trực tiếp và gián tiếp

+ Nỗi nhớ bao trùm cả không gian, thời gian: “lòng sâu - mặt nước, ngày – đêm”.

+ Nỗi nhớ thường trực, không chỉ tồn tại khi thức mà cả khi ngủ, len lỏi cả vào trong mơ, trong vô thức, tiềm thức (“cả trong mơ còn thức”). Lời thơ còn phảng phất nỗi âu lo, phấp phỏng của người phụ nữ về sự mong manh, dễ đổi thay của tình yêu.

+ Cách nói cường điệu nhưng đúng và chân thành biểu hiện nỗi nhớ một tình yêu mãnh liệt (“Ngày đêm không ngủ được”).

+ Mượn hình tượng sóng để nói lên nỗi nhớ vẫn chưa đủ, chưa thỏa, nhà thơ trực tiếp bộc lộ nỗi nhớ của mình (“Lòng em nhớ đến anh”)

Như vậy, qua hình tượng sóng, nhân vật trữ tình bộc lộ nỗi nhớ: da diết, khắc khoải; bao trùm lên không gian, thời gian; hiện hữu trong ý thức lẫn tiềm thức.

Nhận xét về vẻ đẹp nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh:

+ Đó là vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ có sự kết hợp giữa chất truyền thống và tính hiện đại. Người phụ nữ trong thơ vừa đằm thắm, dịu dàng, hồn hậu, thủy chung, vừa táo bạo, mãnh liệt, cháy bỏng, luôn vững tin vào sức mạnh của tình yêu. Điều này góp phần tạo nên sức hấp dẫn mạnh mẽ của thơ Xuân Quỳnh khi viết về một đề tài tình yêu phổ biến, quen thuộc

+ Từ những cung bậc cảm xúc của tình yêu, và cách nhà thơ lý giải về tình yêu, người đọc nhận ra vẻ đẹp nữ tính cũng chính là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ giàu trắc ẩn, hồn hậu, nhạy cảm, luôn da diết trong khát vọng về tình yêu và hạnh phúc đời thường

Đánh giá chung:

+ Đoạn thơ có cặp hình tượng song hành, chuyển hoá lẫn nhau là “sóng” và “em”. “Sóng” vừa là hình tượng vừa là biểu tượng cho tâm hồn và tình yêu của người phụ nữ.

+ Thể thơ năm chữ, cách ngắt nhịp, phối âm tạo nên nhịp điệu khi khoan hoà khi dồn dập; ngôn ngữ thơ giản dị, tự nhiên, giàu xúc cảm và được tổ chức theo lối hô ứng, song hành tạo nên liên tưởng về những con sóng trùng điệp miên man; giọng điệu vừa tha thiết vừa sâu lắng, ...

+ Các biện pháp ẩn dụ, nhân hóa, đối lập, câu hỏi tu từ và điệp từ, điệp cú pháp góp phần tạo nên nhịp điệu nồng nàn, say đắm, thích hợp cho việc diễn tả nỗi trăn trở băn khoăn, nỗi nhớ mãnh liệt: “Em nghĩ về biển lớn/ Em nghĩ về anh, em”, “con sóng” (ba lần), “dưới lòng sâu - trên mặt nước”…

+ Ba khổ thơ trên đã thể hiện những băn khoăn, trăn trở của người phụ nữ về cội nguồn của tình yêu cũng như nỗi nhớ thiết tha, mãnh liệt của họ khi yêu, góp phần làm rõ hơn những nét đặc sắc của phong cách thơ Xuân Quỳnh.

Anh/chị hiểu như thế nào về câu Chưa có tỉ phú nào đi lên từ việc trúng số
Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc kiểm tra công tác thi tại TP.HCM Sáng 7/7, Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc và Phó giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM kiểm tra công tác tổ chức thi tại điểm trường THPT Trưng Vương (quận 1, TP.HCM).

Giới thiệu về cuốn sách này

Chuyện anh X, bà Y, chị Z trúng số độc đắc không còn quá xa lạ. Tuy nhiên, do sợ ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân cũng như sinh hoạt của gia đình bị xáo trộn nên không ít người lựa chọn đeo mặt nạ giấu kín khuôn mặt mỗi lần nhận giải thưởng độc đắc của Vietlott.

Tuy nhiên, trong số đó cũng không ít người sẵn sàng công khai danh tính. Đồng thời nhờ biết tính toán và chăm chỉ, tiền trúng số là bước ngoặt quan trọng làm thay đổi cuộc đời, đưa những người quanh năm đi ở, làm mướn kiếm cơm trở thành những người chủ thực thụ.

Người Việt Nam đầu tiên trúng "độc đắc" xổ số điện toán 92 tỷ đồng

Vào khoảng giữa tháng 10/2016, chị Nguyễn Thị Ánh Đào (trú ở TP.Trà Vinh) mua 3 vé số điện toán, trong đó 1 vé trúng hơn 92 tỉ đồng. Khi lĩnh giải, chị đã nhờ bố là ông Thái lên nhận giùm. Đây là người Việt Nam đầu tiên trúng "độc đắc" xổ số điện toán. Cuộc đời người phụ nữ bán thịt heo lam lũ đã bước sang trang mới, chỉ trong khoảnh khắc.

Sau khi nhận tiền, chị Đào thanh toán hết nợ nần, sau đó dành gần 2 tỉ đồng làm từ thiện, chia số tiền mình có được cho bố mẹ, anh chị em ruột thịt, họ hàng. Nhờ may mắn của Đào, cha mẹ và 3 người anh chị của chị đã có ngôi nhà mới khang trang.

Anh/chị hiểu như thế nào về câu Chưa có tỉ phú nào đi lên từ việc trúng số
Chị Đào và mẹ trong ngôi nhà mới.

Chị mua một căn nhà mới để ở, vài mảnh đất ngoại thành coi như tài sản tiết kiệm, ngoài ra mua một căn nhà khác để cho thuê, còn lại gửi ngân hàng.

Bố chị xây một căn nhà mới hơn 3 tỉ đồng, sau đó mua đất, xây dãy nhà trọ cho thuê, thu nhập mỗi tháng được hơn 30 triệu đồng. Có tiền nhưng bố mẹ chị Đào vẫn giữ thói quen tiết kiệm. Con cái giục bố mẹ đi du lịch nhiều nơi cho biết, nhưng ông chỉ cười: "Tao già rồi, đi bộ quanh quanh thành phố cho khỏe người".

Riêng Đào, dù đã thành tỉ phú nhưng vẫn không bỏ nghề bán bún nem nướng cùng người chị Nguyễn Thị Thu Thảo (34 tuổi). Tiệm bún nằm ở TP.Trà Vinh đã được sửa sang rộng hơn, khang trang hơn, khách đến ăn vẫn thấy hai chị em Thảo, Đào giản dị, niềm nở nên rất quý mến.

Anh thợ hàn bỗng chốc thành tỷ phú nhờ trúng số 71 tỷ đồng

Sau chị Đào, anh Nguyễn Minh Dũng là người thứ 2 trúng số Vietlott giá trị hơn 71 tỷ đồng. Theo đó, vào năm 2016, anh Dũng còn là một công nhân thợ hàn với lương hơn 200.000 đồng mỗi ngày. Nhưng giữa tháng 11/2016, anh đột ngột thành "tỷ phú" nhờ một tờ vé số mua tại quận 5.

Anh/chị hiểu như thế nào về câu Chưa có tỉ phú nào đi lên từ việc trúng số
Anh Dũng đeo mặt nạ đến nhận giải thưởng

Rút kinh nghiệm, anh Dũng thời điểm đó khi lên nhận giải đã đeo mặt nạ che mặt nhưng sự phiền toái từ giải thưởng đem lại vẫn khiến anh bị ám ảnh.

Chia sẻ trên VietNamNet, "ám ảnh" theo ý anh là bởi nhiều người vẫn nhận ra anh vì hôm đeo chiếc mặt nạ quá nhỏ lên nhận giải Jackpot trị giá hơn 71 tỷ đồng. Sự cố chiếc mặt nạ chỉ che được phần mắt khiến những người từng gặp anh đều biết ngay. Đủ mọi thành phần làm phiền, xin đểu, từ nơi ở đến tận quê nhà Quảng Ngãi.

"Cái người 92 tỷ rồi tới tui đó. Tui trốn khổ sở luôn. Đủ mọi thành phần hết. Cũng nhờ cái này mà có tiền, nhưng đúng là tiền kiểu này thấy sợ thiệt luôn. Người ta tới nhà, thậm chí nhà ở quê người ta cũng biết", anh Dũng kể lại.

Anh/chị hiểu như thế nào về câu Chưa có tỉ phú nào đi lên từ việc trúng số
Ô tô trị giá 2,6 tỷ đồng của gia đình anh Dũng

Khổ sở là có thật, nhưng anh Dũng cũng thừa nhận nhờ trúng số mà gia đình mới được đổi đời. "Ước mơ của tôi hồi làm công nhân là vợ chồng cố gắng có 1-2 tỷ gửi ngân hàng để lấy lãi hàng tháng. Rồi mình cứ đi làm đều đều. Lúc đó cũng tự biết là ước mơ thôi chứ cũng nghĩ là không bao giờ có thật", anh nói.

Nhờ trúng số, số tiền hàng chục tỷ đã giúp anh mua được vài mảnh đất để đầu tư, xây một căn nhà cho cha mẹ ở quê và một căn nhà mới tại TP.HCM cho gia đình. Vợ anh cũng nghỉ nghề bán cơm phần để làm nội trợ. Mọi quyết định tài chính từ ngày trúng số chị đều thuận theo ý chồng.

Anh/chị hiểu như thế nào về câu Chưa có tỉ phú nào đi lên từ việc trúng số
Anh Dũng trong buổi gặp tại nhà riêng

Chị với anh là người cùng quê và cả hai đều một lần đổ vỡ trong hôn nhân. Con chung và riêng tổng cộng 5 người con trai. Mấy đứa con lớn vì bỏ học nên giờ anh cho đi học nghề sửa xe, hớt tóc. Còn đứa con nhỏ đang đi học thì anh chuyển sang trường tốt hơn. "Nó mà chịu học và học được thì tôi sẵn sàng cho nó đi du học sau này", anh kể về đứa con út.

Đến giờ, anh Dũng vẫn nhớ rõ dãy số mà mình trúng vì nói rằng đó là kỷ niệm lớn của cả đời. Hiện anh vẫn duy trì thói quen mua vé số thường xuyên. Chia tay mọi người ra về, anh tếu táo hẹn nếu trúng độc đắc lần hai sẽ chấp nhận lộ diện trước truyền thông.

"Tôi mà trúng lần nữa là tôi sẽ cho mấy anh quay phim chụp ảnh thoải mái. Nhưng nhận giải xong cả nhà tôi phải bay đi định cư nước ngoài ngay chứ người ta tìm không chịu nổi", anh cười.

Chàng thợ hồ "đổi đời" nhờ trúng số 44 tỷ đồng

Sau anh Dũng và chị Đào cũng có rất nhiều "tỷ phú" may mắn khác trúng giải độc đắc, nhưng thông tin cá nhân của họ đều được giấu kín để tránh gây ồn ào. Thế nhưng, cũng không ít người tò mò về cuộc sống của họ sau khi trúng số và họ đã sử dụng khoản tiền đó ra sao.

Như anh Thành (tên nhân vật đã đổi) - chàng thợ hồ 25 tuổi ở huyện Quảng Trạch cũng nhớ như in khoảnh khắc phát hiện mình trúng số độc đắc. Theo anh Thành, vào ngày 21/6/2018 sau một ngày đi làm công trình anh đã ngồi dò chiếc vé số.

Khi thấy trúng ba số, anh đã run lẩy bẩy. Một luồng điện chạy dọc sống lưng khiến cơ thể anh gần như cứng đờ khi cả dãy sáu số trùng với giải Jackpot.

Anh/chị hiểu như thế nào về câu Chưa có tỉ phú nào đi lên từ việc trúng số

Thành đứng trong khu vui chơi mới xây dựng bằng tiền trúng số. Ảnh: Vnexpress

Thành chạy vào nói với mẹ "con trúng 44 tỷ rồi" nhưng bà một mực không tin. Bà không biết Vietlott là công ty nào, cũng không nghĩ làm sao có giải độc đắc lớn đến thế nên dặn Thành đừng mừng vội, cẩn thận bị xã hội đen vòi vĩnh.

Thành cất tấm vé số vào hộc tủ, cố gắng giữ bình tĩnh sang tiệc cưới nhà hàng xóm như lời hẹn và hiểu mình đã trở thành "người trúng số".

Ngay sau đó, anh Thành đã phải nhờ người dẫn đi lĩnh thưởng. Chàng thợ hồ nắn nót viết tên tuổi, số chứng minh vào mặt sau tấm vé để khẳng định chủ quyền và cất gọn trong chiếc túi giữ chặt bên người suốt chuyến bay từ Đồng Hới vào TP HCM. Ngày nhận tiền, Thành chọn một chiếc áo sơ mi phẳng phiu, đeo mặt nạ trắng.

Sau khi nhận giải độc đắc chàng trai vẫn có cuộc sống khá giản dị. Sau đó, Thành đã lập gia đình, thôi lo ăn từng bữa và biết tính toán cho tương lai. Anh vẫn đi dép lê, mặc áo phông và dùng điện thoại phím bấm như thời làm công nhân theo diện xuất khẩu lao động ở Đài Loan.

Che mặt, giấu tên lúc nhận giải nhưng hàng xóm trong thôn, thậm chí người dân cách nhà Thành gần 40 km cũng biết thông tin anh trúng độc đắc. Nhiều hội nhóm, bạn bè và cả người không quen biết kéo vào xin hỗ trợ, vay tiền khiến nhịp sống những ngày đầu đảo lộn. Người thân khuyên Thành chuyển đi nơi khác tạm lánh, chờ yên ắng rồi trở về nhưng anh đều từ chối. "Mình trúng số chứ có làm gì phạm pháp đâu mà phải trốn", Thành chia sẻ.

Thỉnh thoảng Thành vẫn mở lại tờ báo từng đưa tin trúng thưởng, lướt xem bình luận và cười sảng khoái với câu trêu đùa "chàng thợ xây có bàn tay đẹp nhất Việt Nam". Chỉ vào những nốt sần trên bàn tay, anh nói từ lúc trúng thưởng đã bỏ nghề xây dựng vì vất vả. Anh cũng không định nhận thầu vì trước đây chỉ làm công ăn lương, chưa thạo nghề.

Nghe lời mẹ, Thành góp toàn bộ chi phí xây đình làng còn thiếu và lo hương khói hàng năm ngót nghét một tỷ. Anh chia 15 tỷ cho các anh chị xây nhà riêng, thậm chí dư dả sắm thêm ô tô.

Trong khi đó, anh chỉ thay ngói và sơn lại căn nhà cấp bốn của gia đình để ở cùng mẹ và vợ con. Phía trước căn nhà đặt tấm phản gỗ mới, bên cạnh là chiếc Ford Everest mua cách đây không lâu. Căn nhà cách quốc lộ khoảng 300 mét, không bề thế nhưng vì thế cũng đủ nổi bật so với xung quanh. Thành giải thích, cất nhà là chuyện trọng đại, chưa hợp tuổi nên chưa làm được.

Anh/chị hiểu như thế nào về câu Chưa có tỉ phú nào đi lên từ việc trúng số
Căn nhà Thành vừa sửa lại và chiếc Ford Everest mới mua. Ảnh: Thiên Ngân.

Khoản tiền còn lại Thành ưu tiên cho kinh doanh. Để không bị thách giá, anh nhờ người quen đứng ra mua khu đất 860 m2 cạnh quốc lộ vào đầu năm ngoái với giá hơn 3,5 tỷ đồng. Anh rót thêm 4 tỷ đồng để xây dựng nơi đây thành trung tâm vui chơi cho trẻ em. Bên trong chia làm hai phân khu. Một bên là tiệm trà sữa với khoảng chục bộ bàn ghế, bên còn lại bày biện nhà hơi và cầu trượt.

"Thỉnh thoảng mình vẫn mua vé số. Cách đây mấy hôm còn mơ thấy lên nhận giải 25 tỷ, nếu thật chắc không đeo mặt nạ nữa", nói xong, anh vội quay sang vỗ về cô con gái chưa tròn tuổi.

Trúng 23 tỷ đồng, người đàn ông vẫn tiếp tục làm xây dựng vì lo tiêu hoang rồi khánh kiệt
Một thợ xây khác ở Khánh Hòa là ông Lê Văn Hiểu cũng có cảm xúc "không dám tin" như Thành vào tháng 10/2019. Ông Hiểu mua sáu tờ vé Vietlott trong một chuyến công tác ở TP HCM. Khi biết một trong đó trùng với dãy số trên bảng điện tử, ông hết nhìn mặt trước, lật ra mặt sau đọc tất cả chữ in trên đó.

Hôm sau có người điện thoại xưng là nhân viên của đại lý, ông Hiểu mới nghĩ: "Vậy là trúng 23 tỷ thật rồi". Sau đó, một mình ông đến chi nhánh báo trúng thưởng và rành rọt nói về kế hoạch tiêu tiền. Ông cũng là một trong số ít người đồng ý công bố danh tính lúc nhận giải, bởi cho rằng vận may đến thì chẳng có lý do gì phải giấu giếm.

Anh/chị hiểu như thế nào về câu Chưa có tỉ phú nào đi lên từ việc trúng số
Ông Hiểu - người từng trúng Jackpot 23 tỷ đồng.

Dù trở thành "tỷ phú" và có khoản tiền lớn trong tay nhưng ông Hiểu vẫn vẫn chăm chỉ theo nghề xây dựng và lên kế hoạch mở rộng kinh doanh để tránh hoang phí.

Giữa trưa nắng tháng 7, ông Hiểu vẫn tất tả chạy xe máy từ công trình đến quán cà phê, sau lại ngược về coi sóc căn nhà tặng mẹ vợ đang thi công dang dở.

Khoản tiền lớn giúp ông mạnh dạn tính kế làm ăn cho tiền sinh ra tiền. Đầu năm, vợ chồng ông rong ruổi khắp Nha Trang để mua đất đầu tư nhưng bất thành. Cả hai dạt về huyện, chọn mảnh đất 4 tỷ đồng cuối đường Võ Nguyên Giáp, nối liền huyện với trung tâm thành phố Nha Trang.

Ông dành thêm 2 tỷ đồng để mở quán cà phê sân vườn, kết hợp điểm bán vé số Vietlott. Cửa hàng nằm ngay mặt tiền quốc lộ 1 nên khách vào ra liên tục, mỗi ca trực hơn chục nhân viên. Trong căn phòng máy lạnh dành cho khách chơi vé số, tấm ảnh ghi lại khoảnh khắc nhận giải độc đắc được ông treo ở vị trí trang trọng.

Guồng quay công việc mỗi ngày thêm gấp bội khi lấn sân mảng mới. Chưa ngơi việc ở quán cà phê, ông Hiểu đội nắng đi tiếp công trình, có khi ở lại đôi ba ngày mới về nhà một lần. Công trình mới nhận vài tháng, chưa được chủ đầu tư giải ngân vốn nên người đàn ông này phải tạm ứng hơn 3 tỷ từ tiền trúng số.

Ông phân trần, nghề xây dựng dầm mưa dãi nắng nhưng mình theo đuổi từ trẻ, ăn vào máu rồi nên không bỏ được. Bây giờ có vốn cũng đỡ hơn, thợ thầy thiếu tiền có thể chủ động xoay rồi quyết toán sau.

"Giờ cũng không mong ước gì nhiều nữa, chỉ muốn có một chiếc ôtô để thuận tiện đi lại nhưng chưa được vì phải chờ bằng lái", ông Hiểu nói. Khoản tiền trúng thưởng vì thế được gửi ngân hàng một phần chờ ngày sắm xe, còn lại một ít ông tặng anh em và làm từ thiện cho người nghèo.

(Theo Nhịp Sống Việt - Tổ Quốc)