Cách làm bánh chưng bé

1. Hướng dẫn cách nấu bánh chưng bằng nồi sau khi gói

Để thực hiện cách nấu bánh chưng bằng nồi sau khi gói bạn có thể tham khảo các bước hướng dẫn dưới đây:

  • Bước 1: Đầu tiên bạn xếp dọc bánh chưng vào nồi và đổ nước sao cho ngập bánh. Đối với loại bánh có kích thước nhỏ chỉ luộc khoảng 5 tiếng là chín. Còn với các loại bánh có cỡ lớn bạn nên nấu bánh với thời gian lâu hơn. 

  • Bước 2: Lưu ý khi luộc bánh chưng bạn nên chuẩn bị một nồi nước sôi ở bên cạnh. Để khi nước trong nồi cạn thì bạn có thể chế thêm nước vào và không nên dùng nước lạnh. Khi nấu bánh chưng được nửa thời gian bạn đảo mặt để bánh chín đều hơn. 

  • Bước 3: Kiểm tra khi bánh chín, lấy bánh ra khỏi nồi và ngâm với thau nước lạnh khoảng 15 - 20 phút. Xếp bánh ra mặt bàn và dùng vật nặng ép cho bánh ráo nước, dền ngon hơn. Thời gian ép bánh khoảng 6 - 8 tiếng là ngon nhất. 

Mẹo hay: Đối với bánh chưng luộc bị sống, bạn nên mở bánh ra và gói lại. Sau đó, mang bánh đi luộc hoặc hấp chín. 

Khi thực hiện cách nấu bánh chưng đẹp mắt, để có những mẻ bánh xanh và thơm ngon bạn có thể nắm rõ một số lưu ý dưới đây:

  • Nên xếp một lớp lá dong thừa ở dưới xoong rồi mới xếp bánh chưng vào. Mục đích giúp bánh khi luộc không bị cháy và dính. 

  • Xếp bánh chưng thành những tầng chồng lên nhau và đè chặt lại giúp bánh cố định. Tránh trường hợp nước sôi mạnh sẽ khiến bánh bị xô ra và dễ vỡ. 

  • Kiểm tra khi bánh chưng sôi thì cho nhỏ lửa hoặc giảm nhiệt. Nên điều chỉnh lửa nhỏ trong suốt thời gian luộc bánh chưng. 

Bánh chưng sau khi chế biến ban có thể bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần. Cách bảo quản bánh chưng trong tủ lạnh được lâu ngày Tết sẽ giúp bạn có thêm sự tham khảo cho vấn đề này. 

Cách nấu bánh chưng ngày Tết

2. Mẹo luộc bánh chưng xanh tự nhiên bắt mắt

Với những mẹo luộc bánh chưng xanh tự nhiên và đẹp mắt dưới đây sẽ giúp bạn có những mẻ bánh ngon ngày Tết: 

  • Ngâm gạo nếp với nước tro: Trong nước tro có chứa tính kiềm nhẹ, vì vậy khi nấu bánh chưng nhiều người ngâm nếp với nước tro. Mục đích giúp bánh có màu xanh đẹp và có hương vị thơm ngon đặc trưng.

  • Dùng nồi tôn nấu bánh: Nên dùng nồi tôn có khả năng tạo môi trường kiềm để luộc bánh. Vì kiềm sẽ giúp giữ nguyên được màu xanh của lá dong và bánh có màu sắc tự nhiên.

  • Lá củ riềng: Bạn cũng có thể sử dụng lá riềng giã nát chắt lấy nước và trộn với gạo nếp. Như vậy, bánh chưng vừa thơm ngon, dẻo lại có màu xanh đẹp.

  • Nước lá dứa hoặc nước chanh: Hướng dẫn cách nấu bánh chưng xanh tự nhiên, bạn có thể dùng nước lá dứa hay nước chanh tạo môi trường kiềm. Để thực hiện, bạn nên ngâm nếp với nước cốt lá dứa khoảng 3 tiếng. Còn với chanh có nồng độ kiềm mạnh hơn nên bạn chỉ cần vắt chanh vào là được. Thực hiện như vậy bánh sẽ chín nhanh và có màu xanh đẹp mắt.

  • Dùng baking soda: Một cách hay khi luộc bánh chưng xanh ngon mà ít ai biết đó là cho baking soda. Bạn có thể dễ dàng mua tại các cửa hàng chuyên đồ làm bánh, siêu thị. Baking soda không gây hại nên bạn có thể sử dụng mà không lo ảnh hưởng gì tới sức khỏe nhé.

  • Chần lá gói bánh với nước sôi: Cách nấu bánh chưng xanh tự nhiên bạn cũng nên chần qua lá với nước sôi trước khi gói. Hơn thế, với cách làm này còn giúp diệt sạch các loại nấm mốc bám trên lá dong. 

  • Vo sạch gạo nếp trước khi gói bánh: Bạn nên vo gạo nếp khoảng chục lần trước khi gói cho tới khi nước trong. Như vậy sẽ giúp làm sạch các bụi cám quanh hạt gạo nếp và có màu xanh đẹp mắt.

Trên đây là cách nấu bánh chưng ngon và xanh tự nhiên. Hy vọng sẽ giúp bạn tự tay nấu những mẻ bánh chưng đẹp mắt trong ngày Tết sắp tới thêm trọn vẹn nhé. 

>> Xem thêm: 

Tác giả: Team Cleanipedia

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

1. Bạn có nên sử dụng khuôn để gói bánh chưng không? 

Bánh chưng là món ăn không thể thiếu vào ngày Tết cổ truyền của dân tộc, với ý nghĩa thể hiện lòng biết ơn với trời đất và tổ tiên. Vào mỗi dịp Tết, các gia đình đều tự tay làm những chiếc bánh chưng vuông tươi xanh và vuông vắn. Tuy nhiên, công đoạn gói bánh chưng trải qua khá nhiều bước và không phải ai cũng có thể tự gói được dễ dàng. 

Có hai kiểu gói bánh chưng đó là: Gói bánh chưng bằng khuôn và gói bánh chưng bằng tay. Trong đó, cách gói bánh chưng bằng khuôn được nhiều người lựa chọn vì mới bắt đầu học gói. Gói bánh chưng bằng khuôn khá đơn giản, bánh lại vuông đẹp. Vì vậy, gói bánh chưng bằng khuôn được nhiều người mới tập gói lựa chọn. 

2. Nguyên liệu để gói bánh chưng bằng khuôn

Để thực hiện hướng dẫn cách gói bánh chưng bằng khuôn, bạn cần thực hiện chuẩn bị nguyên liệu làm bánh chưng theo các bước sau đây:

  • Gạo nếp cái hoa vàng: 5kg

  • Thịt lợn ba chỉ (hoặc thịt vai): 2kg

  • Đậu xanh bóc vỏ: 2kg

  • Lá dong: 80 lá

  • Dây lạt: 2 bó

  • Gia vị: Hạt nêm, đường, muối, hạt tiêu, hành

  • Dụng cụ: Khuôn gỗ gói bánh chưng 

Nguyên liệu làm bánh chưng trên làm được khoảng 10 cái bánh chưng, khuôn 17cm.

Tỷ lệ gạo nếp : đậu xanh là 2.5 : 2. Như vậy, cứ 250g gạo nếp sẽ tương ứng với 200g đậu xanh.

Nguyên liệu gói bánh chưng

3. Hướng dẫn cách gói bánh chưng bằng khuôn đẹp

Sau khi chuẩn bị nguyên liệu, bạn có thể tham khảo cách gói bánh chưng bằng khuôn đẹp theo các bước hướng dẫn dưới đây nhé:

  • Bước 1: Trước tiên bạn cần tiến hành ngâm gạo nếp với nước ấm khoảng 2 tiếng đồng hồ hoặc ngâm từ đêm hôm trước. Sau đó, đổ gạo ra rổ to rửa sạch và để cho ráo nước. 

  • Bước 2: Tiến hành ngâm đỗ xanh trong 2 - 3 tiếng, đổ ra rổ cho ráo nước. Tiếp đến, bạn cho 4.5 muỗng canh muối và 1.5 muỗng canh bột ngọt vào đỗ trộn đều để đỗ được đậm đà hơn.

  • Bước 3: Bước tiếp theo của hướng dẫn gói bánh chưng bằng khuôn, bạn tiến hành rửa sạch thịt và thái thành từng miếng dài vừa nhau. Cho thịt vào bát to thêm gia vị gồm hạt tiêu, hành tím băm, đường, muối trộn đều nhau. Ướp thịt khoảng 1 tiếng cho ngấm đều gia vị. 

Lưu ý, không nên cho nước mắm vào ướp cùng với thịt vì sẽ nhanh bị hỏng. 

Gói bánh chưng

  • Bước 4: Rửa sạch lá dong và ngâm với nước khoảng 15 phút cho lá mềm, dễ gói hơn. Sau đó để cho lá dong ráo nước và tiến hành gập đôi theo chiều dọc. Tiếp theo gập lá thành 4 phần theo chiều ngang và đo chiều dài của lá tới phần đầu vừa với cạnh của khuôn bánh. Lấy kéo cắt bỏ phần lá thừa đi. Mỗi chiếc bánh sẽ cần khoảng 4 lá dong. 

  • Bước 5: Cuối cùng tiến hành gói bánh

Đầu tiên cần xếp lạt theo hình chữ nhật và đặt khuôn làm bánh lên. Cho lá dong vào khuôn và đặt mặt xanh đậm của lá vào trong để bánh có màu đẹp mắt. Cho một bát gạo vào khuôn dàn đều các mặt đáy của lá và cho đỗ xanh vào.

Thêm 2 miếng thịt đặt ở giữa rồi thêm lớp đỗ xanh và cuối cùng đổ một bát gạo vào dàn đều. Tiến hành gấp phần cạnh lá theo hình vuông sao cho bánh thật chắc tay. Một tay giữ lá và một tay nhấc khuôn bánh ra. Kiểm tra thấy bánh vuông vắn rồi thì bạn dùng lạt buộc bánh lại. 

Cách gói bánh chưng bằng khuôn

  • Bước 6: Như vậy là bạn đã thực hiện xong cách gói bánh chưng bằng khuôn và chỉ cần thực hiện cách luộc bánh chưng là hoàn thành. Một mẹo nhỏ trong bước này đó chính là xếp lá dong còn thừa xuống dưới đáy nồi để bánh không bị cháy. Sau đó xếp bánh vào và đổ nước ngập mặt bánh. Tiến hành luộc bánh trong vòng 10 - 12 tiếng. Khi bánh chín bạn vớt ra cho vào chậu nước và đợi bánh nguội là xong. 

Bánh chưng sau khi gói thường để dùng dần trong những ngày Tết. Tuy nhiên, nếu bảo quản không đúng cách có thể gây mốc và hư bánh chưng. Do đó, bạn có thể tham khảo thêm cách bảo quản bánh chưng đúng cách, không bị mốc và tránh các sai lầm khi bảo quản bánh chưng thường hay mắc phải.

Cách gói bánh chưng bằng khuôn rất đơn giản phải không nào? Chỉ với vài bước đơn giản là bạn đã có những chiếc bánh chưng vừa tươi ngon, vừa đẹp mắt để thưởng thức trong ngày Tết cùng với gia đình. Chúc bạn thực hiện thành công và đừng quên theo dõi Cleanipedia để tiếp tục cập nhật những mẹo gia đình và bếp núc hay ho khác nhé!

>>> Xem thêm:

Tác giả: Team Cleanipedia

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.