Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước theo luật doanh nghiệp 2014

Trước khi thành lập công ty, quý khách hàng cần hết sức lưu ý để lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp cho hoạt động kinh doanh của mình. Xuất phát từ nhu tìm hiểu sâu và kĩ về các loại hình doanh nghiệp, Luật Phamlaw gửi đến Quý bạn đọc, Quý khách hàng bài viết về Đặc điểm công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2014 cho các nhà đầu tư, Quý khách hàng tham khảo và lựa chọn.

I/ Một số khái niệm về công ty cổ phần

Ở Việt Nam hiện nay, công ty cổ phần là một trong những mô hình kinh doanh quan trọng nhất và có địa vị pháp lý. Nó được thừa nhận và cạnh tranh với nhiều loại hình kinh doanh khác nhau. Với những ưu điểm vượt trội trong việc huy động nguồn vốn rộng rãi trong công chúng nên không ít các nhà đầu tư đã lựa chọn loại hình công ty cổ phần cho sự nghiệp hoạt động kinh doanh của họ.

Theo Điều 110 Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì:

“1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;

c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này.

2. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

3. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.”

Như vậy, công ty cổ phần là một trong bốn loại hình doanh nghiệp được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2014. Công ty cổ phần có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau, có tư cách pháp nhân, được quyền phát hành các loại chứng khoán để huy động vốn. Doanh nghiệp này có địa vị pháp lý độc lập khi tham gia vào quá trình kinh doanh, cạnh tranh và hoạt động trên thị trường.

Ở một góc độ khác, công ty cổ phần được xem đồng nghĩa với công ty đại chúng bởi cấu trúc, mục tiêu và tính chất của nó. Ở một số quốc gia trong đó có Việt Nam quy định rằng: Công ty cổ phần cần tối thiểu 03 cổ đông, bất kể đó là pháp nhân hay thể nhân. Tuy nhiên, quy định định đối với một công ty niêm yết thường yêu cầu công ty phải có số cổ đông lớn hơn rất nhiều.

II/ Đặc điểm pháp lý cơ bản của công ty cổ phần

Thứ nhất: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau nên được gọi là cổ phần

Đây là một đặc điểm đặc trưng của loại hình công ty đối vốn. Theo đó vốn điều lệ trong công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, và chỉ có công ty cổ phần mới có và bắt buộc “vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau”. Giá trị của mỗi cổ phần được gọi là mệnh giá cổ phần.

Ví dụ: Công ty cổ phần Phamlaw trong điều lệ công ty được chia như sau: “Vốn điều lệ của Công ty là 3. 555. 863. 660.000 VNĐ (Ba nghìn năm trăm năm mươi tỷ tám trăm sáu mươi ba triệu sáu trăm sáu mươi nghìn đồng); tổng số vốn điều lệ công ty là. 355 586 366 (ba trăm năm mươi lăm triệu tám trăm sáu ba nghìn ba trăm sáu sáu), cổ phần với mệnh giá 10.000 VNĐ/ cổ phần.

Chủ thể mua cổ phần gọi là cổ đông. Cổ đông được cấp một giấy xác nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu. Cổ phiếu là chứng chỉ ghi nhận giá trị cổ phần, đồng thời xác nhận quyền sở hữu của cổ đông đối với công ty cổ phần. Quyền sở hữu của cổ đông trong công ty cổ phần tương ứng với số lượng cổ phần mà cổ đông nắm giữ. Vì vậy, cổ phiếu còn được gọi là chứng khoán vốn.

Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Người nắm giữ cổ phiếu trở thành cổ đông đồng thời là chủ sở hữu của công ty phát hành. Cổ phiếu chính là sản phẩm đặc biệt của công ty cổ phần.

Vốn điều lệ được hiểu là số vốn do các cổ đông, thành viên góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ công ty. Pháp luật Việt Nam hiện tại chưa ghi nhận mức vốn điều lệ tối thiểu hoặc tối đa.

Vốn pháp định được hiểu là số vốn tối thiểu do pháp luật quy định khi thành lập doanh nghiệp hay thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh do bổ sung ngành nghề và ngành nghề đó buộc phải chứng minh về tài chính. Lúc này nhà đầu tư cần đáp ứng số vốn được ghi nhận theo luật định bằng hoặc lớn hơn theo quy định của của pháp luật.

Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước theo luật doanh nghiệp 2014
Đặc điểm công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2014

Thứ hai: Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa. Về cá nhân thì có thể là cá nhân Việt Nam hoặc cá nhân nước ngoài.

Đối với nhà đầu tư nước ngoài, họ được quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty cổ phần tại Việt Nam để trở thành cổ đông trong công ty cổ phần. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp cụ thể trước khi góp vốn, mua cổ phần thì họ có thể “phải thực hiện hoặc không thực hiện” thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định Luật Đầu tư 2014.

Về tổ chức thì tổ chức đó phải có tư cách pháp nhân. Vì chỉ có pháp nhân mới có các điều kiện cần và đủ để tham gia vào công ty cổ phần, với tư cách đồng sở hữu của công ty cổ phần. Bên cạnh đó, các loại hình doanh nghiệp khác như: Công ty TNHH, công ty hợp danh, công ty cổ phần đều có thể trở thành cổ đông của công ty cổ phần. Đối với doanh nghiệp tư nhân không thể trở thành cổ đông, bởi loại hình này không có tư cách pháp nhân.

Thứ ba: Cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

Đối với công ty cổ phần là một pháp nhân độc lập, công ty cổ phần là một pháp nhân độc lập, công ty cổ phần chịu trách nhiệm trước các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của mình trong phạm vi giá trị tài sản của công ty. Đối với cổ đông của công ty thì cổ đông cũng chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, đây được coi là chế độ trách nhiệm hữu hạn.

Đối với quy định trên thì khi công ty lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính và phát sinh các khoản nợ phải trả thì công ty chỉ có thể lấy số vốn trong phạm vi mà các cổ đông đã tiến hành góp để thực hiện các nghĩa vụ tài chính đó. Lý do xuất phát từ việc cổ đông chỉ nhận được phần cổ tức (nếu có) tương ứng với số vốn mà họ đã đóng góp nên không có lý do nào mà họ phải chịu một phần nghĩa vụ lớn hơn phần lợi ích mà họ được hưởng.

Vốn thuộc sở hữu công ty chính là giới hạn sự rủi ro tài chính của các cổ đông trên toàn bộ số vốn đã đầu tư vào công ty nên trách nhiệm của những cổ đông đối với các nghĩa vụ của công ty được hạn chế trong phạm vi số vốn họ đã đầu tư vào. Xét về sự tách bạch tài sản thì các cổ đông không có quyền đối với tài sản công ty cổ phần nên họ không chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ công ty cổ phần; Công ty cổ phần phải chịu trách nhiệm bằng tài sản của chính mình. Công ty cổ phần hay chủ nợ công ty đều không có quyền kiện đòi tài sản của cổ đông (trừ trường hợp cổ đông nợ công ty do chưa đóng đủ tiền góp vốn hoặc chưa thanh toán đủ cho công ty cổ phần số tiền mua cổ phiếu đã phát hành).

Ngược lại, khi đầu tư vào công ty hợp danh (nếu nhà đầu tư tham gia với tư cách thành viên hợp danh) hay doanh nghiệp tư nhân thì mức độ gánh chịu rủi ro là vô hạn. Tính chịu trách nhiệm hữu hạn là một công cụ phòng ngừa rủi ro cho nhà đầu tư. Vì thế công ty TNHH và công ty Cổ phần là lựa chọn ưu tiên cho nhà đầu tư xem xét.

Thứ tư: Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 Luật Doanh nghiệp năm 2014. Việc tự do chuyển nhượng bị hạn chế theo điều luật nhằm giúp tạo sự ổn định về mặt tổ chức và nguồn vốn của công ty cổ phần khi mới được thành lập, không thể vì một lí do nào đó mà cổ đông được phép tiến hành giao dịch chuyển nhượng vì nó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của công ty. Mặc khác, đây cũng được xem là một cách thức nhằm ràng buộc trách nhiệm của cổ đông đối với công ty trong những giao đoạn mới được thành lập.

Thứ năm: Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân vì nó đảm bảo được đầy đủ các điều kiện để trở thành một pháp nhân theo quy định tại Điều 74 Bộ Luật dân sự 2015. Pháp nhân là một thực thể nhân tạo, không có đời sống sinh học,  nó chỉ có đời sống pháp lý. Do vậy, pháp nhân phải được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt công nhận.

Thứ sáu: Có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn

Đây là đặc điểm ưu việt của công ty cổ phần. Nó được quyền phát hành cổ phần để huy động vốn. Tuy nhiên, điều kiện để doanh nghiệp được phát hành cổ phần các loại để huy động vốn thì doanh nghiệp đó phải thỏa mãn các điều kiện cơ bản như quy mô vốn, lợi nhuận, phương án sử dụng vốn, tính khả thi của dự án…

Hồ sơ thành lập công ty cổ phần năm 2019 gồm:

  • Đơn đề nghị đăng ký thành lập công ty cổ phần;
  • Điều lệ công ty cổ phần;
  • Danh sách cổ đông sáng lập;
  • Chứng minh thư nhân dân/Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu của cổ đông;
  • Giấy CN ĐKKD/Giấy CN ĐKDN đối với tổ chức (trừ trường hợp tổ chức là Bộ/UBND tỉnh, thành phố) và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức
  • Quyết định góp vốn của cổ đông là tổ chức
  • Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp.

Trên đây là nội dung Đặc điểm công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2014. Bài viết trên có sử dụng và tham khảo nội dung trong sách chuyên khảo “Luận giải công ty cổ phần” do nhà xuất bản tư pháp phát hành cùng với đội ngũ luật sư, chuyên viên Luật Phamlaw biên soạn trong nội dung bài viết. Quý khách hàng, quý bạn đọc còn vướng mắc hoặc muốn được tư vấn thêm có thể kết nối số tổng đài tư vấn luật doanh nghiệp 1900 6284. Để được hỗ trợ dịch vụ giải thể công ty cổ phần trên toàn quốc; thành lập doanh nghiệp; tư vấn pháp luật thường xuyên cho doanh nghiệp… vui lòng kết nối số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508, Luật Phamlaw sẵn sàng hỗ trợ.

—————————-

Bộ phận tư vấn đầu tư và doanh nghiệp – công ty luật Phamlaw