Dopan bằng bao nhiêu km

Một lít xăng xe máy đi được bao nhiêu km?

Anh Tuấn   -   Chủ nhật, 04/12/2022 07:33 (GMT+7)

Dopan bằng bao nhiêu km

Mức tiêu hao nhiên liệu của mỗi chiếc xe máy phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tần suất đi lại, khả năng vận hành của động cơ. Việc xác định trung bình 1 lít xăng xe máy đi được bao nhiêu km sẽ giúp người dùng kiểm soát lượng nhiên liệu tiêu hao, từ đó có sự điều chỉnh và sử dụng hợp lý.

Dopan bằng bao nhiêu km
Dù bạn điều khiển phương tiện nào, nhà chức trách đều khuyến cáo nên sử dụng tiết kiệm nhiên liệu. Ảnh: Phong Nguyễn

Cách tính 1 lít xăng xe máy đi được bao nhiêu km

Người lái có thể tính 1 lít xăng xe máy đi được bao nhiêu km bằng cách ước lượng thủ công với các bước đơn giản như sau:

Bước 1: Trước hết, chủ xe đổ đầy bình xăng hiện tại và ghi chú lại số km mà phương tiện đang di chuyển ngay lúc đó.

Bước 2: Sử dụng phương tiện cho đến khi hết nhiên liệu và thực hiện lần đổ xăng tiếp theo.

Bước 3: Lúc này người lái cần ghi nhớ lượng xăng đổ trong lần hai và số km ngay tại lúc đổ xăng.

Bước 4: Cuối cùng khi đã có đủ các thông tin cần thiết, người lái sử dụng công thức tính để biết được trung bình 1 lít xăng xe máy đi được bao nhiêu km. 

Bước 5: Người lái lấy chỉ số km đổ xăng ở lần 2 trừ đi số km lần thứ nhất.

Bước 6: Tiếp theo chia kết quả cho số lít xăng đã đổ lần thứ 2 sẽ cho ra quãng đường xe đi được.

Công thức tính xe máy 1 lít xăng đi được bao nhiêu km: Trung bình 1 lít xăng xe máy đi được = số km của lần đổ xăng thứ nhất - số km của đổ xăng thứ hai)/số lần đổ xăng.

Ví dụ: Số km tại lần đổ xăng đầu tiên là 2.000km, số km lần hai là 2.100km và người điều khiển đã đổ thêm 2 lít xăng tại lần hai. Theo công thức tính ta có: 

Số km trung bình 1 lít xăng = (2.100 - 2.000)/2 = 50km. 

Ngoài ra, người dùng có thể tham khảo cách tính 1 lít xăng đi được bao nhiêu km bằng các con số trung bình quãng đường mà mỗi loại xe đi được với 1 lít xăng dựa trên bảng khảo sát chung dưới đây.

Xe số di chuyển được trung bình từ 45 - 59.6 km/lít.

Xe tay ga di chuyển được trung bình 46 - 54.8 km/lít.

(Thông số này chỉ áp dụng cho 1 số hãng xe phổ biến trên thị trường).

Dopan bằng bao nhiêu km
Mức tiêu hao nhiên liệu của mỗi chiếc xe máy phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ảnh: Sơn Tùng

Một số lưu ý khi lái xe máy giúp tiết kiệm nhiên liệu

Bên cạnh việc nắm được xe máy đi bao nhiêu km hết 1 lít xăng, để tối ưu quãng đường di chuyển và tiết kiệm nhiên liệu xe máy hiệu quả, người lái nên lưu ý:

Theo dõi tình trạng lốp xe: Đảm bảo lốp xe máy luôn căng khi di chuyển, bảo dưỡng lốp thường xuyên và tránh để lốp xe bị mòn trong thời gian dài. Xe máy di chuyển trong tình trạng lốp bị xẹp khiến động cơ hoạt động nhiều hơn, dẫn đến hao tốn nhiên liệu cao hơn mức bình thường.

Lái xe với tốc độ vừa phải: Duy trì tốc độ lái ổn định trong suốt hành trình. Việc tăng ga hoặc giảm tốc đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến hệ thống động cơ mà còn khiến xe tiêu hao nhiên liệu ở mức cao.

Tắt máy xe khi dừng đèn đỏ: Tắt máy khi đèn đỏ có thời gian từ 30 giây trở lên giúp xe hạn chế tình trạng đốt nhiên liệu khi không cần thiết.

Bảo dưỡng xe máy và thay dầu nhớt thường xuyên: Đối với phương tiện đã di chuyển một khoảng thời gian dài, chủ xe nên chú ý thay nhớt và bảo dưỡng xe thường xuyên, giúp động cơ xe vận hành trơn tru và ít hao tốn xăng hơn.

Tránh đạp phanh và côn khi không cần thiết: Thao tác này không chỉ làm mòn phanh mà còn tạo ra gánh nặng không cần thiết cho động cơ, khiến xe hoạt động mạnh và hao tốn nhiều nhiên liệu.

Thông qua cách tính 1 lít xăng xe máy đi được bao nhiêu km, người điều khiển có thể lựa chọn cho mình loại phương tiện có khả năng tiết kiệm nhiên liệu hiệu quả.

Ngoài các dòng xe động cơ xăng đang được ưa chuộng trên thị trường, người dùng có thể cân nhắc sử dụng xe máy điện, vừa giúp giải quyết vấn đề nhiên liệu vừa bảo vệ môi trường.

TTO - Thông tin xe gắn máy chỉ được chạy tối đa 40km/h đang gây ra nhiều tranh luận trái chiều. Nhiều người cho rằng đây là quy định "gây cười" vô lý, nhưng việc này là xuất phát từ hiểu sai khái niệm môtô (xe máy) và xe gắn máy.

Dopan bằng bao nhiêu km

Theo quy chuẩn, xe 2 bánh sử dụng động cơ dung tích xylanh từ 50cm3 trở lên là môtô (còn gọi là xe máy), được chạy tốc độ tối đa 50-70km/h tùy theo loại đường - Ảnh: TTO

Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới vừa được Bộ Giao thông vận tải ban hành, có hiệu lực từ 15-10 tới nhưng nhiều người vẫn còn băn khoăn về tốc độ tối đa được phép của xe máy.

Điều 8 thông tư quy định tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự trên đường bộ (trừ đường cao tốc) là không quá 40km/h. Nhiều người hiểu nhầm rằng quy định trên là áp dụng cho xe máy theo cách hiểu thông thường là xe 2 bánh gắn động cơ đốt trong sử dụng xăng mà đa số người dân sử dụng hiện nay.

Tuy nhiên, theo đại diện Bộ GT-VT, cách hiểu như trên là không chính xác khi gộp chung các loại xe 2 bánh gắn động cơ thành xe máy. 

Theo điều 3.40 của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ (QCVN:41/2016/BGTVT - gọi tắt là quy chuẩn 41), xe gắn máy là chỉ phương tiện chạy bằng động cơ, có 2 bánh hoặc 3 bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50km/h. Nếu dẫn động bằng động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương không được lớn hơn 50cm3 (50 phân khối).

Với môtô, điều 3.39 quy định: Môtô (còn gọi là xe máy) là xe cơ giới 2 hoặc 3 bánh và các loại xe tương tự di chuyển bằng động cơ có dung tích xylanh từ 50cm3 trở lên (trên 50 phân khối), tải trọng bản thân xe không quá 400kg đối với xe máy 2 bánh hoặc khối lượng chuyên chở cho phép xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ 350-500kg đối với xe máy 3 bánh.

Khái niệm này không bao gồm xe gắn máy đã nêu ở trên.

Tốc độ của môtô (xe máy) được thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định như sau: tốc độ tối đa ở đường trong khu vực đông dân cư là 60km/h đối với đường đôi (đường có chiều đi và chiều về được phân biệt bằng dải phân cách giữa), đường 1 chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên; tối đa 50 km/h với đường 2 chiều (đường có cả 2 chiều đi và về trên cùng một phần đường chạy xe, không được phân biệt bằng giải phân cách giữa), đường 1 chiều có 1 làn xe cơ giới.

Với đường ngoài khu vực đông dân cư, môtô được chạy tốc độ tối đa 70km/h trên đường đôi, đường 1 chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên; tối đa 60 km/h đối với đường 2 chiều, đường 1 chiều có 1 làn xe cơ giới.

Theo quy định của thông tư 31/2019/TT-BGTVT, đường bộ trong khu vực đông dân cư là đoạn đường bộ nằm trong khu vực nội thành, nội thị xã, nội thị trấn (gọi chung là đường đô thị) và những đoạn đường có đông dân cư sinh sống sát dọc theo đường, có các hoạt động ảnh hưởng đến an toàn giao thông; được xác định bằng biển báo hiệu là đường qua khu đông dân cư.

Về tốc độ xe gắn máy, quyết định số 05/2007/QĐ-BGTVT ban hành tháng 2-2007 quy định: tối đa 40km/h trên đường trong khu vực đông dân cư; tối đa 50km/h với đường ngoài khu vực đông dân cư.

Thông tư 91/2015/TT-BGTVT quy định xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự được chạy tốc độ tối đa xác định theo báo hiệu đường bộ và không quá 40km/h.

Thông tư 31/2019/TT-BGTVT được Bộ Giao thông vận tải ban hành ngày 29-8-2019, có hiệu lực từ 15-10 tới, giữ nguyên quy định của thông tư 91/2015/TT-BGTVT.

Theo thông tư 31/2019/TT-BGTVT, cơ quan có thẩm quyền được phép đặt biển báo tốc độ tối đa linh hoạt theo chiều đường, theo từng khung thời gian trên một con đường và có thể cho phép chạy vượt tốc độ tối đa trên từng đoạn đường.