Thai nhi bị nấc cụt như thế nào

Ngoài những cú “tung chưởng” của bé, có bao giờ mẹ nghe thấy thai nhi nấc cụt trong bụng? Liệu điều này có ý nghĩa gì hay đây là một trong những cách con dùng để trao đổi với mẹ?

Thai nhi bị nấc cụt như thế nào
Tiếng nấc của thai nhi có ý nghĩa gì, liệu mẹ có biết?

Không giống như những cú đạp của bé, tình trạng thai nhi bị nấc cụt có thể xảy ra từ rất sớm, khi thai nhi 9 tuần tuổi. Tuy nhiên, vì lúc này bé cưng còn quá nhỏ nên mẹ có thể không cảm nhận được sự hiện diện rõ ràng của cơn nấc này. Giống như tiếng nấc của người lớn, tiếng nấc của thai nhi cũng do sự chuyển động bất thường của cơ hoành. Theo nghiên cứu, mỗi lần thai nhi nấc cụt có thể kéo dài khoảng 3-5 phút. Có mẹ sẽ nghe thấy tiếng nấc của con từ 1-2 lần mỗi ngày nhưng cũng có người chỉ gặp vài lần trong suốt 9 tháng “mang nặng”.

Thông thường, những trường hợp thai nhi nấc cụt là do bé chưa tự cân bằng được nhịp nuốt và thở của mình. Vì thế, khi nuốt hoặc thở, bé sẽ hít vào hoặc đẩy nước ối ra ngoài, gây ra tiếng nấc. Theo các chuyên gia, nấc là một hiện tượng sinh lý bình thường, và không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của thai nhi. Thậm chí, tình trạng thai nhi nấc cụt trong tam cá nguyệt thứ 3 còn có thể giúp điều hòa nhịp tim cho bé.

Thai nhi nấc cụt, khi nào nên lo?

Phần lớn các trường hợp thai nhi nấc trong bụng mẹ thường không phải vấn đề lớn. Thậm chí, dù bé nấc nhiều lần trong ngày, bầu cũng không cần lo. Tuy nhiên, với những trường hợp nấc cụt có sự gia tăng đột biến về tần suất cung như mức độ, mẹ nên đi khám ngay để được kiểm tra và tư vấn kịp thời. Không quá phổ biến, nhưng trong một vài trường hợp, dây rốn quấn quá chặt, khiến thai nhi không đủ không khí cũng có thể khiến thai nhi bị nấc cụt.

Giải tỏa nỗi lo thai nhi 33 tuần nấc cụt trong bụng mẹ

10:50AM - Thứ Hai | 10-05-2021

Là hiện tượng thường thấy ở khoảng cuối tam cá nguyệt thứ 2 và trong tam cá nguyệt thứ 3, thai nhi nấc cụt khiến không ít mẹ cảm thấy hoang mang và lo lắng, sợ con gặp nguy hiểm. Vậy thực hư về hiện tượng này như thế nào, mẹ mang thai tuần 33 cần làm gì khi gặp hiện tượng này. Con Cưng mời mẹ theo dõi nội dung bài viết sau.

Trên thực tế, thai nhi nấc cụt không hoàn toàn gây nguy hiểm cho sự phát triển và sức khỏe của thai nhi. Tuy nhiên, nếu tần suất nấc cụt dày đặc, hoặc mẹ nhầm lẫn với tình trạng thai máy, thì quả thực sẽ ảnh hưởng không nhiều đến an toàn của con. Để hiểu hơn về tình trạng này, mẹ hãy tìm hiểu chi tiết nội dung sau đây.

Tại sao bé trong bụng lại bị nấc cụt?

Nguyên nhân khiến thai nhi nấc cụt tuần 33 là do cơ hoành có chuyển động bất thường. Thai nhi 33 tuần đang trong giai đoạn phát triển và vẫn chưa hoàn thiện nên có thể chưa tự cân bằng nhịp nuốt. Do đó, hoạt động hít vào và thở ra để đẩy nước ối ra ngoài tạo thành tiếng nấc cụt. Chính vì vậy, mà trong giai đoạn mang thai tuần 33, đa số các mẹ bầu thường xuyên cảm nhận được thai nấc.

Cũng có một số nguyên nhân khác gây ra hiện tượng trên như: cuống rốn bị chèn ép gây thiếu oxy cho thai nhi, hoặc bé đang tập phản xạ bú và mút,... Khi cuống rốn bị chèn ép, nguồn cung cấp oxy vì vậy bị hạn chế hoặc truyền tới bé quá ít. Từ đó, bé bị nấc. Nếu mẹ theo dõi thấy hiện tượng nấc cụt có sự thay đổi đột biến về tần suất cũng như mức độ, mẹ hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám kiểm tra kịp thời nhé.

Thai nhi bị nấc cụt như thế nào

Nấc cụt là hiện tượng thường gặp ở thai nhi trong tam cá nguyệt thứ 2, 3

Phân biệt thai nhi nấc cụt tuần 33 và hiện tượng thai máy

Nhìn chung, cả hai đều là những "cử động" của thai nhi. Do vậy, không ít mẹ nhầm lẫn và đánh đồng cả 2 hiện tượng này đều như nhau. Nhưng thật ra là khác nhau rất nhiều. Mẹ có thể phân biệt qua một số điểm khác biệt như sau:

  • Nhịp điệu: thai nhi nấc cụt diễn ra theo một tuần tự đều đặn và có nhịp điệu rõ ràng. Còn thai máy hoàn toàn dựa trên cử động ngẫu nhiên của thai nhi, có khi mạnh, có khi nhẹ, có khi nhanh, cũng có khi chậm,...
  • Thời gian: Nếu thời gian bé nấc diễn ra từ 3-5 phút, thì thai máy thường kéo dài từ 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ.
  • Tần suất: Mang thai tuần 33 là thời điểm ba tháng cuối thai kỳ, thai đã phát triển gần như hoàn thiện các hệ cơ quan. Các cử động của thai sẽ mạnh hơn, rõ ràng hơn. Thai nấc thường sẽ kém rõ ràng hơn so với thai máy, mẹ nhé!

Mẹ làm gì khi thai nhi nấc cụt?       

Việc đầu tiên mẹ bầu cần làm là bình tĩnh, vì hiện tượng này rất bình thường đối với giai đoạn thai nhi 33 tuần. Tiếp đó, mẹ hãy thử thay đổi tư thế để giúp thai dễ chịu hơn và giảm nấc cụt cho thai nhi hơn.

Tuy nhiên, mẹ cũng không nên vì vậy mà chủ quan bỏ sót những dấu hiệu nguy hiểm. Mẹ bầu cần xem xét và đánh giá xem đây là hiện tượng nấc cụt sinh lý hay bệnh lý của thai nhi.

Vậy như thế nào là nấc cụt do sinh lý bình thường? Nếu lưu ý kĩ, mẹ có thể nhận ra rằng, thai nhi nấc cụt sinh lý sẽ kéo dài 3-5 phút. Mỗi ngày có thể từ 1 đến 2 lần. Đây chỉ là những cử động nhẹ, nhịp nhàng và đều đặn. Hiện tượng này có thể gây nhầm lẫn với nhịp đập của tim.

Thai nhi bị nấc cụt như thế nào

Dây rốn quấn cổ là bệnh lý nguy hiểm gây nấc cụt thai nhi 33 tuần

Ngược lại, trong những trường hợp bệnh lý như dây rốn quấn cổ, thì thai nhi sẽ bị thiếu oxy. Từ đó, tình trạng nấc cụt trở nên mạnh hơn, thời gian nấc cũng lâu hơn 15 phút và xuất hiện nhiều lần trong ngày. Nếu hiện tượng này xảy ra liên tục nhiều ngày, thì tốt nhất là mẹ bầu hãy nhanh chóng đi đến bác sĩ chuyên khoa sản để có cách xử lý an toàn.

Mẹ bầu cũng có thể nghe nhạc, thư giãn, tập yoga hay những bài tập thể dục nhẹ nhàng. Việc này giúp hoạt động tuần hoàn của thai nhi trở nên hiệu quả hơn, cả mẹ và bé đều có thể nhận được nhiều oxy hơn.

Ngoài ra, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi của mẹ bầu cũng cần được duy trì tốt nhất. Nhân Hạt óc chó 200g Việt Tam Anh sẽ là một lựa chọn thích hợp và cực ngon miệng cho mẹ mang thai tuần 33. Bởi, sản phẩm rất giàu Omega 3, phospho, acid amin không chỉ tốt cho mẹ bầu, mà còn thúc đẩy phát triển trí tuệ của thai nhi 33 tuần vô cùng hiệu quả.

Mẹ có thể tìm mua sản phẩm tại hệ thống siêu thị Con Cưng với hơn 500 cửa hàng ở trên 40 tỉnh thành. Đến với Con Cưng, mẹ còn có thể thỏa sức lựa chọn nhiều sản phẩm chất lượng khác rất cần thiết cho mẹ bầu và em bé. Với App Con Cưng hoặc thông qua website www.concung.com, mẹ có thể tìm hiểu thông tin chi tiết về sản phẩm, cũng như đặt mua online một cách thuận tiện và nhanh chóng.

Hiện tượng thai nhi nấc cụt

Thai nhi bị nấc cụt như thế nào

Phần lớn các trường hợp thai nhi nấc trong bụng mẹ thường không phải vấn đề lớn.

(Nguồn ảnh: Internet)

Việc thường xuyên theo dõi và phân tích những chuyển động của bé trong bụng sẽ giúp bạn cảm nhận được sự phát triển cũng như phát hiện ra những điều bất thường của bé.

Thai nhi nấc cụt như thế nào? Nếu bạn cảm nhận được cú giật đều (giống như đồng hồ tích tắc) hoặc giống những tiếng gõ đều phát ra từ bên trong bụng dưới thì cũng đừng quá lo bởi đây là dấu hiệu cho thấy thai nhi nấc cụt. Thực tế, em bé trong bụng bị nấc là một hiện tượng bình thường và không đáng lo như nhiều người vẫn nghĩ. Thậm chí, đây còn là dấu hiệu cho thấy hệ hô hấp của bé đang phát triển khỏe mạnh.

Những cơn nấc chỉ diễn ra khi hệ thần kinh trung ương của bé đã phát triển hoàn toàn để sẵn sàng cho việc thở. Thực tế, thai nhi có thể nấc từ rất sớm, ở giai đoạn đầu của thai kỳ (khoảng tuần thứ 9) nhưng chưa có bằng chứng nào chứng minh điều này vì lúc ấy bào thai còn quá nhỏ. Mãi cho đến cuối quý 2, đầu quý 3 của thai kỳ, bạn mới cảm nhận được điều này rõ ràng.

Nguyên nhân thai nhi bị nấc cụt

Phần lớn các trường hợp thai nhi nấc trong bụng mẹ thường không phải vấn đề lớn. Tuy nhiên nếu các cơn nấc cụt này xảy thường xuyên với tần suất hơn 4 lần/ngày và có dấu hiệu tăng lên cả về tần suất lẫn biên độ thì đó có thể là một hiện tượng bất thường và mẹ nên đi khám ngay.

Bé hiếu động thái quá

Những em bé hiếu động thường vung tay, đạp chân, hoạt động nhiều gây ra tình trạng nấc cụt thường xuyên hơn. Ngoài ra, ngay từ trong bụng mẹ, em bé đã bắt đầu tập các phản xạ bú mút nên đó cũng có thể là nguyên nhân gây ra tiếng nấc.

Dây rốn quấn quanh cổ hoặc bị chèn ép

Khi dây rốn bị chèn ép, có nút thắt hoặc quấn quanh cổ sẽ làm giảm lượng máu và oxy cung cấp cho bé dẫn đến thai nhi bị nấc cụt. Mặc dù, điều này không phải quá nguy hiểm, tuy nhiên tốt nhất mẹ nên đi khám để được bác sỹ kiểm tra và có biện pháp can thiệp hợp lý.

Thiếu máu

Tình trạng thiếu máu hoặc giảm oxy trong máu cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây ra nấc cụt thai nhi.

Bà bầu cần làm gì khi thai nhi bị nấc?

Các nguyên nhân gây ra tình trạng nấc cụt đều không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi ngoại trừ nguyên nhân dây rốn bị chèn ép. Khi em bé trong bụng bị nấc cụt đột ngột giật mạnh hơn, kéo dài kết hợp với những triệu chứng bất thường khác bà bầu nên đi khám càng sớm càng tốt.

Một số phương pháp giúp thai nhi đỡ nấc:

 - Bà bầu giữ tinh thần thoải mái, lạc quan và vui vẻ

 - Xây dựng và duy trì cho mình một chế độ ăn khoa học, nghỉ ngơi thường xuyên

 - Nếu tần suất xuất hiện cơn nấc tăng lên, mẹ bầu thử thay đổi tư thế. Ví dụ: từ nằm thẳng sang nằm nghiêng, hoặc đứng dậy đi lại nhẹ nhàng một chút. Việc thay đổi tư thế của bà bầu có thể giúp thai dễ chịu hơn và giảm bị nấc

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Nấc cục ở trẻ em.

Theo Tiêu dùng - Theo giadinh.net.vn