Tuổi thọ tôi đã của con người là bao nhiêu

Có sự chênh lệch rất lớn về tuổi thọ của các loài động vật có vú. Nếu như loài chuột Nam Á chỉ có cuộc sống ngắn ngủi trong 6 tháng thì cá voi đầu cong có thể sống tới 200 năm.

Trước đây, các nhà khoa học từng cho rằng kích thước có thể có liên quan chủ yếu đến tuổi thọ của các loài động vật. Các loài động vật nhỏ hơn đốt cháy năng lượng nhanh hơn, vì thế đòi hỏi sự luân chuyển tế bào nhanh hơn, và điều này khiến sự suy giảm trong cơ thể chúng cũng nhanh hơn.

Tuổi thọ tôi đã của con người là bao nhiêu

Ảnh minh họa: The Telegraph.

Tuy nhiên, một nghiên cứu mới từ Viện Wellcome Sanger ở Cambridge cho thấy tốc độ tổn thương gen có thể là chìa khóa của vấn đề. Cụ thể, những động vật sống lâu năm thường có tốc độ đột biến DNA chậm. Kích thước của cơ thể không có bất kỳ tác động nào đến quá trình này.

Kết quả nghiên cứu này đã giúp giải thích làm thế nào mà một con chuột dũi trụi lông có chiều dài cơ thể khoảng 13cm lại có thể sống 25 năm, tương đương với một con hươu cao cổ (tuổi thọ thông thường 24 năm) – loài động vật có kích thước và trọng lượng cơ thể lớn hơn rất nhiều.

Khi các nhà khoa học kiểm tra đột biến của hai loài này thì phát hiện ra điểm giống nhau đáng ngạc nhiên. Chuột dũi trụi lông chịu 93 đột biễn mỗi năm còn ở hươu cao cổ là 99 đột biến. Theo nghiên cứu, loài chuột mắc 796 đột biến mỗi năm và tuổi thọ trung bình chỉ khoảng 3,7 năm. Tuổi thọ trung bình của con người trong nghiên cứu là 83,6 năm, tỷ lệ đột biến khoảng 47.

Những thay đổi di truyền, được gọi là đột biến soma xảy ra ở tất cả các tế bào và phần lớn là vô hại, nhưng một số có thể là sự khởi phát dẫn đến ung thư hoặc làm suy giảm chức năng bình thường trong cơ thể con người.

Tiến sĩ Alex Cagan, một trong số các tác giả của nghiên cứu, cho biết: “Việc tìm thấy một mô hình biến đổi gen tương tự ở các loài động vật khác biệt với nhau như chuột và hổ thật đáng ngạc nhiên. Nhưng khía cạnh thú vị nhất của nghiên cứu là việc phát hiện ra rằng tuổi thọ tỷ lệ nghịch với tỷ lệ đột biến soma. Điều này cho thấy rằng các đột biến soma có thể đóng một vai trò nào đó trong quá trình lão hóa”.

Nhóm nghiên cứu đã phân tích các lỗi di truyền trong tế bào gốc từ ruột của 16 loài động vật có vú và phát hiện ra rằng tuổi thọ càng dài thì tốc độ đột biến xảy ra càng chậm. Số lượng đột biến trung bình khi kết thúc vòng đời của các loài là khoảng 3.200. Điều này cho thấy, có rất nhiều lỗi nghiêm trọng mà sau khi xảy ra khiến cơ thể của các loài không thể hoạt động chính xác như trước.

“Lão hóa là một quá trình phức tạp”

Mặc dù con số này khác nhau khoảng 3 lần giữa các loài, nhưng khác biệt này ít hơn nhiều so với sự khác biệt về kích thước cơ thể giữa các loài, chênh lệch tới 40.000 lần.

Các nhà nghiên cứu tin rằng nghiên cứu này có thể mở ra cánh cửa giúp chúng ta có thể hiểu rõ hơn về quá trình lão hóa, tính tất yếu và thời điểm của cái chết.

Tiến sĩ Inigo Martincorena, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: “Lão hóa là một quá trình phức tạp, là kết quả của nhiều dạng tổn thương phân tử trong tế bào và mô của chúng ta. Người ta đã suy đoán về việc các đột biến soma góp phần vào quá trình lão hóa từ những năm 1950, nhưng việc nghiên cứu về vấn đề này còn gặp nhiều khó khăn”.

“Với những tiến bộ gần đây trong công nghệ giải trình tự DNA, cuối cùng chúng ta có thể tìm hiểu rõ hơn về vai trò của các đột biến soma trong quá trình lão hóa và gây ra các căn bệnh”.

Nghiên cứu nêu trên đã được công bố trên tạp chí Nature./.

Tuổi thọ tôi đã của con người là bao nhiêu

VOV.VN - Một nghiên cứu mới của Đại học Oxford chỉ ra rằng, hơn 28 triệu năm tuổi thọ của con người đã mất đi do đại dịch Covid-19.

Chúng ta đã từng chứng kiến có những người "thượng thọ" đến hơn 100 tuổi. Nhưng giới hạn độ tuổi mà chúng ta có thể đạt đến là bao nhiêu?

Càng ngày con người càng sống thọ hơn. Tính đến nay, người đang nắm giữ kỷ lục sống lâu là một người phụ nữ người Pháp - Jeanne Calment - đã qua đời vào năm 1997, hưởng thọ 122 tuổi.

Tuy nhiên, khi tuổi thọ con người gia tăng, liệu con số 122 đã là... tối thượng? Nếu nó chưa phải giới hạn, chúng ta có khả năng chứng kiến những bô lão siêu già xuất hiện, nhất là khi khoa học kỹ thuật và y học đang phát triển với tốc độ chóng mặt.

Tuổi thọ tôi đã của con người là bao nhiêu

Con người thọ được đến bao lâu là tối đa?

Để kiểm chứng giả thuyết này, Jan Vijg - nhà nghiên cứu thuộc ĐH Y Albert Einstein (Bronx, New York, Mỹ) đã thực hiện một nghiên cứu dựa trên số liệu từ Dữ liệu tuổi thọ quốc tế trên 41 quốc gia, từ năm 1972 đến năm 2015.

Và nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng, dù con người có sống thọ hơn, họ cũng chỉ đạt đến một điểm nhất định. "Trái với những nghiên cứu trước kia cho rằng tuổi thọ con người có thể kéo dài, các dữ liệu của chúng tôi chỉ ra rằng tuổi thọ chỉ có một giới hạn mà không ai vượt qua được" - nhóm nghiên cứu cho biết.

Tuổi thọ tôi đã của con người là bao nhiêu

Họ chỉ ra rằng dù tuổi thọ con người đã cải thiện trong 150 năm qua, nhưng số lượng người có thể sống sau khi đạt 100 tuổi đang giảm dần. Hơn nữa, độ tuổi nắm giữ kỷ lục thế giới cũng không tăng thêm. Và theo như dữ liệu thì từ năm 1994, nhóm những người thọ nhất dừng lại ở con số 114, thậm chí có thể thấp hơn.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia đánh giá thì giới hạn độ tuổi của con người sẽ là 125, dù có thể sẽ rất hiếm người đạt được con số đó. Họ cho rằng, người có thể sống thọ hơn Jeanne Calment và đạt 125 tuổi có thể chỉ xuất hiện... 10.000 năm/lần.

Được biết, bà Calment qua đời vào năm 1997, thọ 122 tuổi 164 ngày. Bà chỉ còn một mình khi chồng bà qua đời vào năm bước sang tuổi 73, và chỉ từ bỏ bộ môn đạp xe ưa thích khi tròn 100 tuổi.

Tuổi thọ tôi đã của con người là bao nhiêu

Jeanne Calment - cụ bà thọ nhất thế giới tính đến thời điểm hiện tại

Ngày nay, các quốc gia có cơ may phá kỷ lục nhất là Anh, Pháp, Nhật Bản và Mỹ. Những quốc gia này sở hữu nhiều kỷ lục gia đạt đến độ tuổi 110 nhất. Việt Nam chúng ta cũng có nhiều cụ đạt đến độ tuổi thượng thọ, trong đó có cụ bà Nguyễn Thị Trù mới qua đời vào tháng 7/2016, thọ 122 tuổi (số ngày lẻ chưa xác định).

Tuy vậy, các chuyên gia cho rằng nghiên cứu này chỉ mang tính tương đối. Trên thực tế tại Indonesia, cụ ông Mbah Gotho đang được cho là thọ nhất thế giới hiện nay: 145 tuổi và cụ vẫn đang sống khỏe mạnh. Có điều, giới chức cho rằng giấy tờ tuỳ thân của cụ không thể xác thực, vậy nên cụ chưa được đưa vào danh sách kỷ lục Guinness thế giới.

Tuổi thọ tôi đã của con người là bao nhiêu

Chứng minh thư của ông Mbah Gotho. Tuy nhiên, tính xác thực vẫn chưa được công bố

Theo Trí thức trẻ

Theo Trí thức trẻ

Tuổi thọ con người có "giới hạn tuyệt đối" là 150 năm?

Tuổi thọ tôi đã của con người là bao nhiêu

(Ảnh minh họa: Getty Images)

VTV.vn - Một nghiên cứu mới cho thấy, con người có thể sống từ 120 đến 150 năm và không thể sống lâu hơn "giới hạn tuyệt đối" này.

Trong nghiên cứu được công bố trực tuyến vào ngày 25/5 trên tạp chí Nature Communications, các nhà nghiên cứu đã sử dụng mô hình toán học để dự đoán rằng, sau 120 đến 150 tuổi, cơ thể con người sẽ mất hoàn toàn khả năng phục hồi sau những tổn thương như bệnh tật và chấn thương, dẫn đến tử vong. Các nhà nghiên cứu lập luận rằng, việc áp dụng các liệu pháp được phát triển để kéo dài khả năng phục hồi của cơ thể có thể giúp con người sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn.

Bà Judith Campisi, giáo sư tại Viện Nghiên cứu về lão hóa Buck ở Novato, California, nói: "Các nghiên cứu như thế này dựa trên dữ liệu lịch sử và hiện tại từ các quần thể người. Con số được đưa ra là phỏng đoán, nhưng phỏng đoán này dựa trên những số liệu đáng tin cậy".

Các nhà nghiên cứu đã phân tích những nguồn dữ liệu lớn từ Mỹ, Anh và Nga, bao gồm hồ sơ y tế ẩn danh của hơn 500.000 người. Họ sử dụng dữ liệu từ một xét nghiệm máu đơn giản, có sẵn trong hầu hết hồ sơ y tế của các cá nhân. Những cá nhân này đã thực hiện các xét nghiệm máu nhiều lần trong một vài tháng.

Các nhà nghiên cứu đã xem xét 2 chỉ số thu thập được từ các xét nghiệm máu ở 3 nhóm tuổi khác nhau gồm tỷ lệ của 2 loại tế bào bạch cầu chống lại bệnh tật và chỉ số về sự thay đổi kích thước của các tế bào hồng cầu. Tiến sĩ Marc J. Kahn, Hiệu trưởng Trường Y dược Kirk Kerkorian và Phó Chủ tịch phụ trách các vấn đề sức khỏe của Đại học Nevada, Las Vegas, cho biết, một người có thể có tóc bạc khi họ già đi, hai yếu tố này tăng lên cùng với mức tăng của tuổi con người. Các nhà khoa học gọi đây là những dấu ấn sinh học của quá trình lão hóa.

Tuổi thọ tôi đã của con người là bao nhiêu

Tuổi thọ tối đa của con người là 120 đến 150 tuổi. (Ảnh: iStock)

Từ những xét nghiệm máu này, các nhà nghiên cứu sử dụng một mô hình máy tính để xác định cái mà họ gọi là chỉ báo trạng thái sinh vật động (hoặc DOSI) cho mỗi người. Về căn bản, đây là thước đo "tuổi sinh học" mà họ có thể sử dụng cùng với thời gian giữa các lần xét nghiệm máu để định lượng một người sẽ có thể phục hồi sau căng thẳng, chẳng hạn như bệnh tật hoặc chấn thương.

Các tác giả có thể sử dụng DOSI để đo lường thời gian phục hồi của có thể con người. Vấn đề là ở một thời điểm nào đó trong quá trình lão hóa, thời gian phục hồi quá lớn khiến chúng ta mất đi khả năng phục hồi. Dựa trên dữ liệu, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, vào khoảng thời gian tuổi đời từ 120 đến 150 tuổi, khả năng phục hồi sẽ hoàn toàn chấm dứt và một người sẽ không thể tiếp tục sống.

Các nhà nghiên cứu cũng xem xét dữ liệu về hoạt động thể chất được đo bằng số bước đi trong mỗi ngày để xác nhận kết quả của họ. Họ phát hiện ra cùng một kết quả, theo đó, những người trẻ tuổi có xu hướng đi nhiều bước hơn mỗi ngày, trong khi những người lớn tuổi hơn hàng ngày đi ít hơn khi họ già đi. Từ dữ liệu, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy giới hạn tuổi gần giống như đã xác định được từ phép đo DOSI.

Đây không phải là nghiên cứu đầu tiên sử dụng mô hình để kiểm tra tuổi thọ của con người. Trước đó, vào năm 2016, Jan Vijg, một nhà di truyền học tại Đại học Y Albert Einstein, đã dẫn đầu một nghiên cứu phân tích các xu hướng trong dữ liệu về tuổi thọ và ước tính rằng, con người khó có thể sống quá 125 tuổi.

Tuổi thọ tôi đã của con người là bao nhiêu
Israel tăng 23% tuổi thọ của chuột, điều tương tự có thể xảy ra đối với con người?

VTV.vn - Trong một nghiên cứu mới, các nhà khoa học Israel đã kéo dài tuổi thọ của chuột thí nghiệm thêm 23% thông qua một loại protein đặc biệt.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của trên TV Online và VTVGo!

Từ khóa:

dấu ấn sinh học, thước đo "tuổi sinh học", dữ liệu về tuổi thọ