Lỗi bỏ chạy phạt bao nhiêu

Lo sợ bị phạt khi Cảnh sát giao thông (CSGT) yêu cầu dừng xe, nhiều bác tài đã quay xe bỏ chạy. Vậy mức phạt với hành vi bỏ chạy khi cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe sẽ như thế nào? Bài viết dưới đây của phòng tư vấn pháp luật công ty Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích cho bạn đọc

Căn cứ pháp lý

Nghị định 100/2019/NĐ-CP

Thông tư 65/2020/TT-BCA

Mức phạt với hành vi bỏ chạy khi cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe

Lỗi bỏ chạy phạt bao nhiêu

Bỏ chạy khi CSGT yêu cầu dừng xe được coi là hành vi không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. Theo đó, tùy vào tính chất, mức độ của hành vi và loại phương tiện mà người vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với các mức khác nhau.

Cụ thể, theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, mức phạt được đặt ra với người vi phạm như sau:

Phương tiện Mức phạt vi lỗi vi phạm
Phạt tiền Phạt bổ sung
Xe ô tô và các loại xe tương tự 04 – 06 triệu đồng(điểm b khoản 5 Điều 5) Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng(điểm b khoản 11 Điều 5)
Xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự 800.000 – 01 triệu đồng(điểm g khoản 4 Điều 6) Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng(điểm b khoản 10 Điều 6)
Máy kéo, xe máy chuyên dùng 02 – 03 triệu đồng (điểm d khoản 5 Điều 7) – Điều khiển máy kéo: Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng- Điều khiển xe máy chuyên dùng: Tước quyền sử dụng chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ từ 01 – 03 tháng(điểm a khoản 10 Điều 7)
Xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), xe thô sơ khác 100.000 – 200.000 đồng(điểm b khoản 2 Điều 8) Không quy định
Điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo 100.000 – 200.000 đồng(điểm a khoản 2 Điều 10) Không quy định

Cảnh sát giao thông có được tự ý yêu cầu dừng xe không?

Theo khoản 1 Điều 16 Thông tư 65/2020/TT-BCA, CSGT chỉ được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong 04 trường hợp sau:

a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác;

b) Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

c) Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;

d) Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Như vậy, nếu không thuộc một trong các trường hợp trên mà tự ý yêu cầu người tham gia giao thông dừng xe để kiểm tra thì bị coi là hành vi pháp luật. Lúc này, người dân hoàn toàn có quyền khiếu nại chiến sĩ CSGT thực hiện hành vi vi phạm đối với mình.

Không dừng xe theo lệnh CSGT là chống người thi hành công vụ?

Chống người thi hành công vụ là một tội danh được quy định tại Điều 330 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Theo đó, chống người thi hành công vụ được hiểu là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.

Trong khi đó, việc bỏ chạy khi CSGT yêu cầu dừng xe chỉ đơn thuần muốn trốn tránh việc bị kiểm tra và xử lý vi phạm chứ không nhằm đe dọa hay dùng vũ lực để cản trở CSGT thực hiện nhiệm vụ.

Vì vậy, hành vi không dừng xe theo lệnh CSGT không phải là chống người thi hành công vụ nhưng sẽ được xếp vào lỗi không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

Khi đó, người điều khiển phương tiện chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính theo các mức tương ứng

Mời bạn xem thêm bài viết

  • Trách nhiệm của người dân khi tham gia giao thông như thế nào?
  • Lỗi vi phạm giao thông cần chú ý trong dịp tết
  • Thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông theo quy định hiện nay
  • Hướng dẫn tra cứu phạt nguội vi phạm giao thông tại nhà

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề: “Mức phạt với hành vi bỏ chạy khi cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.

Nếu quý khách có nhu cầu biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của Luật sư X về thành lập doanh nghiệp; đăng ký bảo hộ logo công ty; tạm ngừng kinh doanh… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102

  • Facebook: www.facebook.com/luatsux
  • Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  • Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Gây tai nạn giao thông nhưng bỏ trốn thì có bị phạt tù?

Căn cứ Điểm c, Khoản 2, Điều 260 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi và bổ sung 2017 quy định:
“Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn”

Vi phạm giao thông là gì?

Vi phạm pháp luật giao thông là hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý xâm hại tới trật tự an toàn giao thông và các nội dung khác thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật giao thông.

Lỗi quay đầu xe máy phạt bao nhiêu?

- Phạt tiền từ 800.000 đến 1.000.000 đồng đối với hành vi: Quay đầu xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; quay đầu xe tại nơi đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất, nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm quay đầu đối với loại phương tiện đang điều khiển.

Thông chốt CSGT phạt bao nhiêu tiền?

- Đối với người điều khiển mô tô, xe máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe máy không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng (theo quy định tại Điểm m Khoản 6 Điều 6).

Đi vào đường ngược chiều phạt bao nhiêu?

Mức phạt lỗi đi ngược chiều với xe máy năm 2022 - Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều” gây tai nạn giao thông (điểm b khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Lỗi không gương bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển phương tiện bị xử lý như sau: – Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe khônggương chiếu hậu.