E gene covid là gì

Vừa qua Bộ Y tế đã có các hướng dẫn liên quan đến cách ly tại nhà của F0 dựa trên giá trị CT. Vậy giá trị CT là gì và quan trọng như thế nào?

Giá trị ngưỡng chu kỳ CT (cycle threshold) xuất hiện trong các xét nghiệm RT-PCR đối với coronavirus và xác định xem một người có dương tính với COVID-19 hay không. Giá trị CT giúp phản ánh tương quan giữa tải lượng virus SARS-CoV-2 và mức độ của bệnh COVID-19.

Giá trị CT là gì?

CT là viết tắt của ngưỡng chu kỳ (cycle threshold), là một giá trị xuất hiện trong các xét nghiệm RT-PCR, tiêu chuẩn vàng để phát hiện virus SARS-CoV-2. Trong xét nghiệm RT-PCR, RNA được chiết xuất từ mẫu bệnh phẩm lấy từ bệnh nhân, được chuyển đổi thành DNA sau đó được khuếch đại.

Khuếch đại ở đây là đề cập đến quá trình tạo ra nhiều bản sao của vật liệu di truyền - trong trường hợp này là DNA. Điều này cải thiện khả năng của xét nghiệm để phát hiện sự hiện diện của virus SARS-CoV-2. Quá trình khuếch đại diễn ra qua một loạt chu kỳ, một bản sao trở thành hai, hai bản sao trở thành bốn… và sau nhiều chu kỳ, một lượng virus SARS-CoV-2 sẽ được tạo ra có thể phát hiện được.

Giá trị CT của phản ứng RT-PCR là số chu kỳ phát hiện tín hiệu trong mẫu sẽ vượt tín hiệu nền và được thiết bị ghi nhận. Nói một cách đơn giản, giá trị CT đề cập đến số chu kỳ mà sau đó virus SARS-CoV-2 có thể được phát hiện. Nếu số chu kỳ cao hơn mới phát hiện được virus SARS-CoV-2, điều đó có nghĩa là virus SARS-CoV-2 không bị phát hiện khi số chu kỳ thấp hơn.

Trường hợp F0 nhưng có tải lượng virus thấp (giá trị CT> 30) có thể theo dõi, điều trị tại nhà.

E gene covid là gì

Tại sao giá trị CT lại quan trọng?

Giá trị CT càng thấp, nghĩa là tải lượng virus SARS-CoV-2 càng cao vì virus SARS-CoV-2 đã được phát hiện ngay sau ít chu kỳ hơn. Và ngược lại, giá trị CT càng cao, nghĩa là tải lượng virus SARS-CoV-2 càng thấp và đến một mức nào đó sẽ hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm. Theo một số nghiên cứu tin cậy, giá trị CT > 33 hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm.

Tại Việt Nam, vừa qua Bộ Y tế đã có các hướng dẫn liên quan đến cách ly tại nhà của F0 dựa trên giá trị CT. Các trường hợp F0 sau 10 ngày được thu dung điều trị tại các cơ sở y tế sẽ được xét nghiệm 2 lần bằng phương pháp RT-PCR, nếu kết quả xét nghiệm âm tính sẽ được chuyển về cách ly tại nhà theo quy định. Ngoài ra, với những trường hợp dương tính nhưng có tải lượng virus thấp (giá trị CT> 30) cũng có thể theo dõi, điều trị tại nhà vì những trường hợp này khả năng lây nhiễm ra những người xung quanh là rất thấp.

SARS-CoV-2 (coronavirus mới) được báo cáo lần đầu tiên vào ngày 31 tháng 12 năm 2019 tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc.

Virus đã được xác định là SARS-CoV-2 bởi một nhóm nghiên cứu về coronavirus (CSG) thuộc Ủy ban quốc tế về phân loại virus. CSG chính thức công nhận virus này là anh em với virus gây hội chứng hô hấp cấp tính nặng coronaviruses (SARS-CoVs) xảy ra tại Hồng Kong và các nước khác trong đó có Việt Nam vào năm 2003. Những người bị nhiễm virus có thể gây ra các triệu chứng hô hấp, sốt và mệt mỏi. Trong những trường hợp nghiêm trọng, đặc biệt là những người có hệ thống miễn dịch yếu, virus có thể gây ra hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS), suy nội tạng và thậm chí tử vong.

Coronavirus là những virus với bộ gen có bản chất là RNA sợi đơn thuộc họ coronaviridae. Virus thuộc nhóm 2B thuộc họ betacoronavirus, cùng họ với SARS-CoV và MERS-CoV và có 70% tương tự về trình tự gen với SARS. Những virus này được đặt tên là corona (tiếng Latin nghĩa là vương miện) vì chúng có protein giống như vương miện hay gai glycoprotein hình vương miện gắn trên bề mặt của virus. Những gai này cho phép virus liên kết với một số thụ thể trên bề mặt các tế bào, nhờ vậy giúp virus xâm nhiễm vào cơ thể của chúng ta.

Phần lớn các bộ KIT xét nghiệm dựa trên chẩn đoán phân tử hiện tại dùng để xét nghiệm SARS-CoV-2 dựa trên kỹ thuật PCR phiên mã ngược thời gian thực (RT-qPCR). Một số bộ KIT được sản xuất trong thời gian đầu (một số bộ KIT tại Mỹ) đã cho kết quả không chính xác do sai sót trong việc thiết kế các cặp mồi đặc hiệu. Sau khi trình tự toàn bộ hệ gen của virus được công bố bởi các nhà khoa học Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật và một số các nước khác, thì việc sản xuất các bộ KIT xét nghiệm đã trở nên dễ dàng hơn, cho kết quả xét nghiệm chính xác hơn.

Nhiều bộ KIT sử dụng cả ba gen đích (orf1, E-gen và N-gen) để thực hiện xét nghiệm nhằm đảm bảo độ chính xác của phương pháp. Trong trường hợp virus đột biến ở 1 gen thì còn phát hiện được ở 2 gen còn lại, và việc đột biến xảy ra đồng thời ở cả 3 gen là rất thấp. Một số bộ KIT sử dụng thêm gen S (protein gắn thụ thể của virus) để làm tăng độ chính xác của xét nghiệm. Hầu hết các xét nghiệm hiện tại đều chỉ được khuyến cáo sử dụng cho mục đích nghiên cứu, tuy nhiên, một số bộ KIT đã đạt chứng nhận về chất lượng để thực hiện xét nghiệm lâm sàng.