Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 tập 2 bài Luyện từ và câu - ôn tập về dấu câu

1. Đọc các đoạn văn ở bài tập 1 (Tiếng Việt 5, tập hai, trang 133). Nêu tác dụng của các dấu phẩy được dùng trong từng câu :

Các câu văn có dấu phẩy                           

a)

(1)Từ những năm 30-của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền được cái tiến dần thành chiếc áo dài tân thời.

(2)Chiếc áo tân thời là sự kết hợp hài hoà giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách phương Tây hiện đại, trẻ trung.

(3)Trong tà áo dài, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn.

b)

(5) Những đợt sóng khủng khiếp phá thủng thân tàu, nước phun vào khoang như vòi rồng

(6)Con tàu chìm dần, nước ngập các bao lơn.

Tác dụng của dấu phẩy

a)…………………………

……………………………

b)…………………………

……………………………

2. Đọc mẩu chuyện Anh chàng láu lỉnh (Tiếng Việt 5, tập hai, trang 133), viết vào chỗ trống :

- Ý kiến của cán bộ xã

-> “Bò cày không được thịt.”

- Ý kiến của cán bộ xã bị anh hàng thịt sửa thế nào ?

->……………………………………......

Cán bộ xã cần viết thế nào để không ai sửa được ?

->……………………………………………

3. Dưới đây là 4 câu trong một đoạn văn. Ba trong bốn câu đó có dấu phẩy bị đặt sai vị trí. Em hãy gạch dưới chỗ dùng sai, dùng thừa dấu phẩy và sửa lại cụm từ có dấu dùng sai cho đúng :

Sách Ghi-nét ghi nhận, chị Ca-rôn là người phụ nữ nặng nhất hành tinh.

->…………………………………………………………

Ca-rôn nặng gần 700kg nhưng lại mắc bệnh còi xương.

->……………………………………………………………

Cuối mùa hè, năm 1994 chị phải đến cấp cứu tại một bệnh viện ở thành phố Phơ-lin, bang Mi-chi-gân, nước Mĩ.

->………………………………………………………………

Để có thể, đưa chị đến bệnh viện người ta phải nhờ sự giúp đỡ của 22 nhân viên cứu hoả.

->………………………………………………………………

TRẢ LỜI:

1. Đọc các đoạn văn ở bài tập 1 (Tiếng Việt 5, tập hai, trang 133). Nêu tác dụng của các dấu phẩy được dùng trong từng câu :

Tác dụng của dấu phẩy

a)

(1) Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

(2) Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ; ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

(3) Ngăn cách các vế trong câu ghép.

b)

(5) Ngăn cách các vế trong câu ghép.

(6) Ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

2.Đọc mẩu chuyện Anh chàng láu lỉnh (Tiếng Việt 5, tập hai, trang 133), viết vào chỗ trống :

- Ý kiến của cán bộ xã

-> “Bò cày không được thịt.”

- Ý kiến của cán bộ xã bị anh hàng thịt sửa thế nào ?

-> Anh hàng thịt đã thêm dấu phẩy vào trong lời phê của cán bộ xã “Bò cày không được, thịt” để hiểu là xã đã đồng ỷ cho làm thịt bò.

Cán bộ xã cần viết thế nàođể không ai sửa được ?

-> Bò cày, không được thịt.

3. Dưới đây là 4 câu trong một đoạn văn. Ba trong bốn câu đó có dấu phẩy bị đặt sai vị trí. Em hãy gạch dưới chỗ dùng sai, dùng thừa dấu phẩy và sửa lại cụm từ có dấu dùng sai cho đúng :

Sách Ghi-nét ghi nhận, chị Ca-rôn là người phụ nữ nặng nhất hành tinh.

-> Sách Ghi-nét ghi nhận chị Ca-rôn là người phụ nữ nặng nhất hành tinh.

Ca-rôn nặng gần 700kg nhưng lại mắc bệnh còi xương.

-> Ca-rôn nặng gần 700kg nhưng lại mắc bệnh còi xương.

Cuối mùa hè, năm 1994 chị phải đến cấp cứu tại một bệnh viện ở thành phố Phơ-lin, bang Mi-chi-gân, nước Mĩ.

-> Cuối mùa hè năm 1994, chị phải đến cấp cứu tại một bệnh viện ở thành phố Phơ-lin, bang Mi-chi-gân, nước Mĩ.

Để có thể, đưa chị đến bệnh viện người ta phải nhờ sự giúp đỡ của 22 nhân viên cứu hoả.

-> Để có thể đưa chị đến bệnh viện, người ta phải nhờ sự giúp đõ của 22 nhân viên cứu hỏa.

Giaibaitap.me


Page 2

Lập dàn ý miêu tả một trong các cảnh sau

1. Một ngày mới bắt đầu ở quê em.

2. Một đêm trăng đẹp.

3. Trường em trước buổi học.

4. Một khu vui chơi, giải trí mà em thích.

………………………………

………………………………

………………………………

TRẢ LỜI:

Lập dàn ý miêu tả một trong các cảnh sau

1. Một ngày mới bắt đầu ở quê em.

2. Một đêm trăng đẹp.

3. Trường em trước buổi học.

4. Một khu vui chơi, giải trí mà em thích.

Đề 1 : Một ngày mới bắt đầu ở quê em.

1. Mở bài : Giới thiệu chung.

Giới thiệu một ngày mới bắt đầu ở quê em.

2. Thân bài :

- Sự biến chuyển của bầu trời từ màn đêm sang buổi sáng như thế nào ?

- Mặt trời mọc và quang cảnh ra sao ?

- Cảnh vật trong buổi sáng như thế nào ? (người, cây....)

-H oạt động của con người trong buổi sáng sớm ra sao ? (người đi làm, người đi học, các cửa hiệu ...)

- Âm thanh thành phố trong buổi sáng sớm như thế nào ?

3. Kết bài : (Nêu cảm nghĩ của em)

- Tình cảm của em đối với thành phố quê mình.

- Buổi sáng sớm - khi một ngày mới bắt đầu tâm trạng em ra sao?

Đề 3 : Trường em trước buổi học.

1. Mở bài :

Giới thiệu chung về cảnh trường em trước giờ học buổi sáng.

2. Thân bài :

- Em tả cảnh trường em trước giờ học vào khoảng thời gian nào ?

- Khung cảnh (nhìn tổng quát) lúc đó ra sao ?

- Có những hoạt động gì trong trường vào lúc đó ?

+ Các bạn đi sớm trực nhật.

+ Bác lao công đang quét dọn sân trường.

+ Cô Hiệu trưởng đi quanh các phòng học. Quan sát toàn bộ cảnh trường.

- Học sinh vào trường, vào lớp như thế nào ?

- Tiếng trống báo giờ vào lớp.

3. Kết bài :

Nêu cảm nghĩ của em.

Giaibaitap.me


Page 3

1. Phân tích tên mỗi cơ quan, đơn vị dưới đây thành các bộ phận cấu tạo rồi điền vào bảng sau :

Tên cơ quan, đơn vị

Bộ phận thứ nhất

Bộ phận thứ hai

Bộ phận thứ ba

a) Trường Tiểu học Bế Văn Đàn

.....

.....

.....

b) Trường Trung học cơ sở Đoàn Kết

.....

.....

.....

c) Công ti Dầu khí Biển Đông

.....

.....

.....

2. Viết lại cho đúng tên các cơ quan, đơn vị sau :

Nhà hát tuổi trẻ

…………………

Nhà xuất bản giáo dục

…………………

Trường mầm non sao mai

…………………

TRẢ LỜI:

1. Phân tích tên mỗi cơ quan, đơn vị dưới đây thành các bộ phận cấu tạo rồi điền vào bảng sau :

Tên cơ quan, đơn vị

Bộ phận thứ nhất

Bộ phận thứ hai

Bộ phận thứ ba

a) Trường Tiểu học Bế Văn Đàn

Trường

Tiểu học

Bế Văn Đàn

b) Trường Trung học cơ sở Đoàn Kết

Trường

Trung học cơ sở

Đoàn Kết

c) Công ti Dầu khí Biển Đông

Công ti

Dầu khí

Biển Đông

2. Viết lại cho đúng tên các cơ quan, đơn vị sau :

Nhà hát tuổi trẻ

Nhà hát Tuổi trẻ.

Nhà xuất bản giáo dục

Nhà xuất bản Giáo dục .

Trường mầm non sao mai

Trường mầm non Sao Mai .

Giaibaitap.me


Page 4

1. Đọc mẩu chuyện Dấu chấm và dây phẩy (Tiếng Việt 5, tập hai, trang 138) và viết lại hai bức thư sao cho có đủ các dấu chấm, dấu phẩy cần thiết:

a) Thưa ngài tôi xin trân trọng gửi tới ngài một số sáng tác mới của tôi vì viết vội tôi chưa kịp đánh các dấu chấm dấu phẩy rất mong ngài đọc cho và điền giúp tôi những dấu chấm dấu phẩy cần thiết xin cảm ơn ngài.

………………………………………

………………………………………

b) Anh bạn trẻ ạ tôi rất sẵn lòng giúp đỡ anh với một điều kiện là anh hãy đếm tất cả những dấu chấm dấu phẩy cần thiết rồi bỏ chúng vào phong bì gửi đến cho tôi chào anh.

…………………………………………

…………………………………………

2. Viết một đoạn văn khoảng 5 câu nói về hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi ở sân trường. Nêu tác dụng của từng dấu phẩy được dùng.

Đoạn văn

…………………………………………

…………………………………………

Tác dụng của dấu phẩy

…………………………………………

…………………………………………

TRẢ LỜI:

1. Đọc mẩu chuyện Dấu chấm và dây phẩy (Tiếng Việt 5, tập hai, trang 138) và viết lại hai bức thư sao cho có đủ các dấu chấm, dấu phẩy cần thiết:

a) Thưa ngài, tôi xin trân trọng gửi tới ngài một số sáng tác mới của tôi. Vì viết vội tôi chưa kịp đánh các dấu chấm, dấu phẩy. Rất mong ngài đọc cho và điền giúp tôi những dấu chấm, dấu phẩy cần thiết. Xin cảm ơn ngài.

b) Anh bạn trẻ ạ, tôi rất sẵn lòng giúp đỡ anh với một điều kiện là anh hãy đếm tất cả những dấu chấm, dấu phẩy cần thiết rồi bỏ chúng vào phong bì gửi đến cho tôi. Chào anh.

2. Viết một đoạn văn khoảng 5 câu nói về hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi ở sân trường. Nêu tác dụng của từng dấu phẩy được dùng.

Đoạn văn

1. Vào giờ ra chơi, sân trường em rất nhộn nhịp.

2. Ở giữa sân, các bạn nam rủ nhau chơi đá cầu, rượt bắt, các bạn nữ nhảy dây.

3. Dưới tán một cây bàng to, một số bạn nam đang chơi bắn bi, những đôi mắt chăm chú dõi theo từng hòn bi nhiều màu sắc, từng đôi tay khéo léo bắn những đường bi điệu nghệ.

4. Trên những chiếc ghế đá đặt dưới hàng cây phượng, một nhóm bạn nữ ngồi đọc truyện, đọc sách, hoặc tâm tình với nhau.

5. Thỉnh thoảng, vài quả cầu lạc hướng bay đến, vài tiếng la lên thất thanh, những tràng cười vui vẻ rộ lên…

6. Tất cả tạo nên một âm thanh huyên náo, ồn ào vô cùng.

Tác dụng của dấu phẩy

- Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

- Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ / ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu / ngăn cách các vế trong câu ghép.


Page 5

1. Ghi dấu X vào □ trước dòng nêu cách hiểu đúng nhất về từ trẻ em :

□ Trẻ từ sơ sinh đến 6 tuổi.

□ Trẻ từ sơ sinh đến 11 tuổi.

□ Người dưới 16 tuổi.

□ Người dưới 18 tuổi.

2. Viết :

a) Ba từ đồng nghĩa với từ trẻ em.

M : trẻ thơ

…………………………

b) Đặt câu với một từ tìm được.

…………………………

(3) Chép lại một câu văn mà em biết có hình ảnh so sánh đẹp về trẻ em.

M : Trẻ em như búp trên cành.

……………............

4. Nối thành ngữ, tục ngữ ở bên A với nghĩa của nó ở bên B :

                                A                                                               B

a) Trẻ lên ba, cả nhà học nói

1) Lớp trước già đi, có lớp sau thay thế.

b) Trẻ người non dạ

2) Dạy trẻ từ lúc còn nhỏ dễ hơn.

c) Tre non dễ uốn

3) Còn ngây thơ, dại dột, chưa biết suy nghĩ chín chắn.

d) Tre già, măng mọc

4) Trẻ lên ba đang học nói, khiến cả nhà vui

vẻ nói theo.


TRẢ LỜI:

1.Ghi dấu X vào □ trước dòng nêu cách hiểu đúng nhất về từ trẻ em :

X Người dưới 16 tuổi.

2. Viết :

a) Ba từ đồng nghĩa với từ trẻ em.

M : trẻ thơ

Trẻ em, trẻ thơ, thiếu nhi, nhi đồng, thiếu niên, con nít, con trẻ,...

b) Đặt câu với một từ tìm được.

- Trẻ em có quyền được yêu thương và chăm sóc.

- Thiếu nhi là mầm non của đất nước

 (3) Chép lại một câu văn mà em biết có hình ảnh so sánh đẹp về trẻ em.

M : Trẻ em như búp trên cành.

- Trẻ em như tờ giấy trắng : so sánh để làm rõ vẻ ngây thơ, trong trắng, ngây thơ của trẻ.

- Trẻ em như nụ hoa mới nở : so sánh để làm bật vẻ đẹp của trẻ.

- Lũ trẻ ríu rít như bầy chim non : so sánh để làm nổi bật tính vui vẻ, hồn nhiên.

4. Nối thành ngữ, tục ngữ ở bên A với nghĩa của nó ở bên B :

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 tập 2 bài Luyện từ và câu - ôn tập về dấu câu

Giaibaitap.me